5 tháng 10, 2009

Ảnh hưởng nhóm G7 đang giảm sút




Báo cáo hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Chủ tịch Ngân hàng trung ương các nước nhóm G7 cho biết, kinh tế thế giới mặc dù đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng viễn cảnh tăng trưởng vẫn còn yếu ớt và tỷ lệ thất nghiệp còn đang là mối đe dọa, gói kích thích kinh tế cần tiếp tục thực hiện.
Thận trọng về sự phục hồi kinh tế

Hội nghị Bộ trưởng và Chủ tịch Ngân hàng trung ương nhóm G7 diễn ra trong nửa ngày được tổ chức tại Istanbul, thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, tăng trưởng kinh tế thế giới mặc dù vượt hơn so với dự đoán, những vẫn có thể gặp trở ngại. Báo cáo còn cho rằng: “mấy tháng gần đây, chúng ta đã bắt đầu nhìn thấy kinh tế thế giới phục hồi và thị trường tài chính đang có những dấu hiệu được cải thiện. Tuy nhiên, do viễn cảnh tăng trưởng vẫn yếu ớt, thị trường lao động vẫn chưa ngừng suy giảm, chúng ta không được phép tự mãn”.

Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế Dominique Strauss-Kahn trước đó đã cảnh báo, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và ngành tài chính suy yếu là mối đe dọa chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010, “chúng ta không thể nói khủng hoảng đã kết thúc”.

Khi bàn về các gói kích cầu hỗ trợ kinh tế toàn cầu thoát khỏi suy thoái, trong báo cáo của nhóm G7 đã cam kết sẽ tiếp tục thi hành những biện pháp này.

Ngoại hối là trọng điểm thảo luận

Từ tháng 3, tỷ giá đồng EUR/USD tăng mạnh. Một số chuyên gia cho rằng, chính phủ Mỹ có ý cho phép đồng USD mất giá là một trong những con đường để tăng cường sức cạnh tranh giá cả hàng hóa xuất khẩu của Mỹ.

Các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone như Pháp và Canada mấy tuần qua đều lo lắng trước sự suy yếu của đồng USD, cho rằng, điều này có thể tổn hại đến xuất khẩu trong nước. Vì thế, Bộ Tài chính Mỹ Geithner gần đây liên tiếp nhấn mạnh, đồng USD mạnh đặc biệt “quan trọng” đối với kinh tế Mỹ.

Một quan chức dấu tên tiết lộ với Hãng Reuters rằng, các bên tham gia hội nghị đã “tranh luận mạnh mẽ” về vấn đề này. Tuy nhiên, báo cáo hội nghị cuối cùng lại không đưa ra một tổng kết mới nào.

Ảnh hưởng của G7 đang dần suy yếu

Trước khi tổ chức Hội nghị G7, G20 đã được “nâng cấp” thành Diễn đàn hợp tác quốc tế chủ yếu. Theo Reuters, “quyền lực” của nhóm G7 thống trị kinh tế thế giới hơn 30 năm qua đang “giảm sút”.

“G7 vẫn chưa hoàn toàn suy thoái, nhưng nó đang mất dần tính tương quan của nó”. Giám đốc IMF bày tỏ với tạp chí “Kinh tế mới nổi” rằng, “nó đang trên con đường diệt vong”. Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính và Bộ trưởng Lao động Pháp cho biết, G7 sẽ tiếp tục tồn tại, nói đến sự “diệt vong” bây giờ là quá sớm, “sự tồn tại của G7 là hoàn toàn hợp lý. Nó vẫn quan trọng với việc hoạch định các chính sách kinh tế và tài chính của chúng ta”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét