Sau khi Bộ Tài chính Mỹ công bố kế hoạch mới về cắt giảm tiền lương hôm 22/10, mũi nhọn của kế hoạch là hướng vào mức lương của những nhà điều hành cấp cao của bảy doanh nghiệp lớn mà nhận cứu trợ của chính phủ hồi năm ngoái. Trong đó, tổng mức lương của họ sẽ cắt giảm một nửa, và mức lương bằng tiền mặt sẽ cắt giảm 90%.
Sau khi thông tin này được tung ra, cũng có những niềm vui, nhưng những nỗi lo về việc Chính phủ Mỹ đã can thiệp sâu vào các doanh nghiệp tư nhân bắt đầu rộ lên. Nhiều ý kiến cho rằng, việc giảm lương có thể lan đến các doanh nghiệp khác dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám.
Những quy định mới về tiền lương của Tổng thống Barack Obama chủ yếu hướng vào các đối tượng là CEO lớn và những người có mức lương cao của bảy doanh nghiệp nhận được cứu trợ từ chính phủ.
Ông Kenneth Feinberg quan chức Mỹ phụ trách vấn đề lương bổng tại các công ty nhận tiền cứu trợ của chính phủ Mỹ nhấn mạnh, những quy định mới về lương có quan hệ mật thiết và lâu dài đối với nghiệp vụ kinh doanh lâu dài của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, kế hoạch giảm lương không gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhỏ nhận được cứu trợ. Theo như quy định, trong bảy doanh nghiệp trên, bất cứ một giám đốc điều hành của doanh nghiệp nào mà muốn có một máy bay cá nhân trị giá 25000 USD đều cần phải có sự đồng ý của Chính phủ. Đứng trước sự vệc này Goldman Sachs và JP Morgan Chase đã tuyên bố sẽ trả lại những khoản cứu trợ của Chính phủ. Từ đầu năm nay, tổng cộng mức lương mà Goldman Sachs trả cho nhân viên là 16,7 tỷ USD, mỗi nhân viên nhận được 500 nghìn USD.
Những công ty này nhận được khoản cứu trợ hơn 50 tỷ USD của Chính phủ, trong khi mức lương của quan chức cấp cao là 5,5 triệu USD, trong đó còn có khoản tiền thưởng là 2,2 triệu USD.
Tổng thống Obama đã bày tỏ sự ủng hộ với kế hoạch này của bộ Tài chính, kêu gọi Quốc Hội thông qua pháp luật để tăng quyền phát ngôn cho những đối tượng có mức lương cao. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích tỏ ra lo lắng rằng, việc Chính phủ can dự sâu vào các doanh nghiệp tư nhân nó có tạo thành một làn sóng lan truyền vào các doanh nghiệp khác khiến cho vấn đề chảy máu chất xám trở nên nghiêm trọng hơn tại thời điểm "nhạy cảm" với kinh tế Mỹ.
Những quy định mới về tiền lương của Tổng thống Barack Obama chủ yếu hướng vào các đối tượng là CEO lớn và những người có mức lương cao của bảy doanh nghiệp nhận được cứu trợ từ chính phủ.
Ông Kenneth Feinberg quan chức Mỹ phụ trách vấn đề lương bổng tại các công ty nhận tiền cứu trợ của chính phủ Mỹ nhấn mạnh, những quy định mới về lương có quan hệ mật thiết và lâu dài đối với nghiệp vụ kinh doanh lâu dài của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, kế hoạch giảm lương không gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhỏ nhận được cứu trợ. Theo như quy định, trong bảy doanh nghiệp trên, bất cứ một giám đốc điều hành của doanh nghiệp nào mà muốn có một máy bay cá nhân trị giá 25000 USD đều cần phải có sự đồng ý của Chính phủ. Đứng trước sự vệc này Goldman Sachs và JP Morgan Chase đã tuyên bố sẽ trả lại những khoản cứu trợ của Chính phủ. Từ đầu năm nay, tổng cộng mức lương mà Goldman Sachs trả cho nhân viên là 16,7 tỷ USD, mỗi nhân viên nhận được 500 nghìn USD.
Những công ty này nhận được khoản cứu trợ hơn 50 tỷ USD của Chính phủ, trong khi mức lương của quan chức cấp cao là 5,5 triệu USD, trong đó còn có khoản tiền thưởng là 2,2 triệu USD.
Tổng thống Obama đã bày tỏ sự ủng hộ với kế hoạch này của bộ Tài chính, kêu gọi Quốc Hội thông qua pháp luật để tăng quyền phát ngôn cho những đối tượng có mức lương cao. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích tỏ ra lo lắng rằng, việc Chính phủ can dự sâu vào các doanh nghiệp tư nhân nó có tạo thành một làn sóng lan truyền vào các doanh nghiệp khác khiến cho vấn đề chảy máu chất xám trở nên nghiêm trọng hơn tại thời điểm "nhạy cảm" với kinh tế Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét