Khủng hoảng tín dụng toàn cầu là một cuộc kiểm tra tốt đối với các thị trường trái phiếu tiền tệ của các quốc gia Châu Á vốn đang trong giai đoạn đâm chồi nảy lộc và dường như chúng đã qua được thử thách.
Một thập kỷ trước, do hậu quả của khủng hoảng tài chính Châu Á, ngân hàng phát triển Châu Á – ADB đã nhấn mạnh đến việc mở rộng thị trường trái phiếu tiền tệ ở các nước trong khu vực vì nhờ đó phần nào các công ty có thể tránh được cạm bẫy của việc phụ thuộc vào những khoản vay nước ngoài và tiền vay ngân hàng. Kể từ đó, thị trường trái phiếu của các tập đoàn trong vùng đã tăng trưởng đều đặn tới một điểm mà ở đó, tính tổng số phát hành trái phiếu trong Châu Á (không kể Nhật Bản) tăng gấp 9 lần so với sự phát hành tương tự đối với ba loại tiền tệ là USD, eur và Yên Nhật.
Khủng hoảng tín dụng toàn cầu đã làm cho những thành viên tham gia thị trường trái phiếu nhận ra mức độ liên quan của họ trong việc cung cấp cho các Cty thêm một quỹ vốn chung trong thời gian bấp bênh. Khủng hoảng tài chính đã làm giới đầu tư tăng sự chú ý tới các thị trường tiền tệ nội địa các nước. Ví dụ, tháng 3/2009, hãng San Miguel của Philippines đã tăng vốn bằng cách phát hành 38,8 tỷ Peso (bằng 800 triệu USD) trái phiếu với thời hạn 3 năm, 5 năm và 10 năm. Đây là kỷ lục về số lượng vốn tăng lên nhờ phát hành trái phiếu của một Cty ở Philippines. Thị trường trái phiếu của các tập đoàn Hàn Quốc cũng phát triển tốt với giá trị trái phiếu phát hành ra là 25,9 tỷ USD, tăng một phần ba so với năm trước.
Hệ thống Ngân hàng Châu Á đã đứng vững trong suốt khủng hoảng tín dụng toàn cầu trong khi nhiều ngân hàng nơi khác bị cuốn trôi bởi cơn sóng mất khả năng thanh toán bằng tiền mặt. Ngoại trừ Hàn Quốc, các Ngân hàng Châu Á nắm giữ nhiều tiền gửi hơn các khoản tiền cho vay vì thế có khả năng tiếp tục cho vay và mua khoản nợ của các tập đoàn trong suốt thời kỳ khủng hoảng toàn cầu. Trong nhiều trường hợp, các nhà đầu tư của các nước Châu Á không nắm giữ nhiều tài sản bán trong khủng hoảng và điều đó giúp bình ổn trên thị trường. Chính phủ các quốc gia Châu Á cũng tham gia việc tạo nên sự tiến bộ bằng việc bãi bỏ các quy định của thị trường tài chính nhằm khuyến khích chúng tăng trưởng. Lấy ví dụ Hàn Quốc, đầu năm 2009 đã loại bỏ thuế áp vào các trái phiếu không kỳ hạn, bao gồm các những trái phiếu phát hành bằng tiền Won và điều đó sẽ thu hút đầu tư của nước ngoài. Hàn Quốc cũng thành lập quỹ lương hưu của Chính phủ để mua các loại trái phiếu.
Mỗi thị trường trái phiếu tập đoàn trong khu vực đang phát triển với một cách thức khác nhau và tốc độ tăng trưởng không giống nhau, phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng và kích cỡ của nền kinh tế, sự cân đối giữa trái phiếu phát ra của chính phủ và mức độ thành lập quỹ của các nhà đầu tư, ví dụ như quỹ lương hưu. Tất nhiên còn rất nhiều thách thức phía trước với thị trường trái phiếu tiền tệ Châu Á như chúng chưa được cấu trúc hoàn chỉnh, còn có thiếu sót. Tuy vậy các số liệu cho thấy điều rõ ràng là các thị trường trái phiếu tiền tệ Châu Á đã hình thành và phát triển mạnh mẽ giúp cho các quốc gia châu lục này chống đỡ hiệu quả với khủng hoảng tài chính thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét