Hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới Mỹ và Nhật Bản đang đứng một vấn đề nan giải: đó chính là áp lực nợ nần. Hiện tại, các chuyên gia và giới báo chí hai nước đang bắt đầu tranh cãi về việc ai cõng nhiều nợ hơn.
“Nhật Báo Triều Tiên” của Hàn Quốc ngày 22/10 đưa tin, số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD cho biết, năm 2009, nợ của Nhật Bản đã chiếm tới 187% GDP, sẽ rất nhanh để đạt tới con số 200%, dự đoán sẽ chạm ngưỡng 10000 tỷ USD, vượt hơn tổng số GDP cộng lại của ba nước Anh – Pháp – Đức. Để chấn hưng nền kinh tế, nhiều năm qua, Nhật Bản đã cho xây dựng các công trình công cộng như thủy điện, đường sá và bến cảng với quy mô lớn, chi phí khổng lồ. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Hirohisa Fujii ngày 20/10 công khai cho biết, chính phủ sẽ tái phát hành thêm hơn 50000 tỷ trái phiếu chính phủ, lập kỷ lục với lượng phát hành trái phiếu lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản. Hãng truyền hình “Fuji Sankei” đưa tin, trước đó, năm phát hành trái phiếu cao nhất của Nhật Bản là năm 1999, tổng số phát hành trái phiếu chính phủ trong năm đó là 37000 tỷ USD. Vì thế, Thủ tướng Nhật Bản Keizo Obuchi khi đó đã từng tự gọi Nhật Bản là “ông vua vay nợ đầu tiên thế giới”.
Ngược lại, trái phiếu chính phủ Mỹ chỉ chiếm khoảng 98% tổng số GDP, lợi tức nợ chỉ chiếm khoảng 1/10 ngân sách. Còn Nhật Bản, chỉ riêng trả lãi ngân hàng cũng đã tiêu tốn mất 1/5 ngân sách. Cho dù như vậy, có quan chức Nhật Bản kiên quyết cho rằng, ở mức độ nào đó, tình hình Nhật Bản vẫn ổn hơn so với Mỹ. Lý do là, nợ của Mỹ đạt 46% là vay nợ nước ngoài từ Trung Quốc và Nhật Bản, còn Nhật Bản chỉ có chưa đầy 10% nợ là vay từ nước ngoài, một nửa là do các doanh nghiệp quốc doanh sở hữu, tiền tiết kiệm và tài sản đầu tư cá nhân của công chúng Nhật Bản cũng cao hơn Mỹ, vì thế trên thị trường không thể đột nhiên xuất hiện tình trạng bán tháo trái phiếu chính phủ Nhật Bản. Một cựu quan chức cao cấp của Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết: “chính phủ chỉ là dốc tiền từ túi này sang túi khác, mặc dù nợ có vẻ rất đáng sợ, nhưng thực sự vẫn là thứ an toàn”.
Về việc này, các chuyên gia Mỹ lại có quan điểm khác nhau. David Einhorn, sáng lập viên của quỹ phòng hộ Greenlight Capital cho biết, khoản nợ mà Nhật Bản phải gánh nặng hơn so với Mỹ. Trước hết, tình trạng dân số già của Nhật Bản tăng tốc nhanh hơn so với Mỹ, chi phí y tế và lương nghỉ hưu mà chính phủ chi trả tăng cao hơn, nợ sẽ chồng chất thêm. Số người trên 65 tuổi ở Nhật chiếm tới 22% dân số toàn quốc, trong khi đó Mỹ chỉ chiếm khoảng 13%. Tăng lãi suất sẽ là mối đe dọa lớn. Lãi suất quốc trái hiện tại chưa tới 2%, nếu tăng đến 5%, sẽ tác động khá lớn tới chính phủ Nhật Bản, nâng cao nguy cơ phá sản. Tình huống tồi tệ nhất chính là, nếu Nhật Bản in quá nhiều tiền, lợi dụng lạm phát để giảm số nợ phải gánh, đồng Yên sẽ mất giá mạnh. Đây là điều mà các nhà đầu tư sợ nhìn thấy nhất. Chuyên gia kinh tế trưởng của Công ty High Frequency Economics cho biết: “Chi tiêu công của Nhật Bản đang nhanh chóng rơi vào tình trạng mất kiểm soát, chúng tôi tin rằng cuộc khủng hoảng tài chính sắp xảy ra”. Nhà phân tích của Credit Suisse tại Tokyo cho rằng: “Trong năm nay và năm sau, Nhật Bản sẽ phát hành nhiều hơn trái phiếu chính phủ, nhưng chỉ trong 3 – 5 năm sau sẽ mất tác dụng”.
Ngược lại, trái phiếu chính phủ Mỹ chỉ chiếm khoảng 98% tổng số GDP, lợi tức nợ chỉ chiếm khoảng 1/10 ngân sách. Còn Nhật Bản, chỉ riêng trả lãi ngân hàng cũng đã tiêu tốn mất 1/5 ngân sách. Cho dù như vậy, có quan chức Nhật Bản kiên quyết cho rằng, ở mức độ nào đó, tình hình Nhật Bản vẫn ổn hơn so với Mỹ. Lý do là, nợ của Mỹ đạt 46% là vay nợ nước ngoài từ Trung Quốc và Nhật Bản, còn Nhật Bản chỉ có chưa đầy 10% nợ là vay từ nước ngoài, một nửa là do các doanh nghiệp quốc doanh sở hữu, tiền tiết kiệm và tài sản đầu tư cá nhân của công chúng Nhật Bản cũng cao hơn Mỹ, vì thế trên thị trường không thể đột nhiên xuất hiện tình trạng bán tháo trái phiếu chính phủ Nhật Bản. Một cựu quan chức cao cấp của Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết: “chính phủ chỉ là dốc tiền từ túi này sang túi khác, mặc dù nợ có vẻ rất đáng sợ, nhưng thực sự vẫn là thứ an toàn”.
Về việc này, các chuyên gia Mỹ lại có quan điểm khác nhau. David Einhorn, sáng lập viên của quỹ phòng hộ Greenlight Capital cho biết, khoản nợ mà Nhật Bản phải gánh nặng hơn so với Mỹ. Trước hết, tình trạng dân số già của Nhật Bản tăng tốc nhanh hơn so với Mỹ, chi phí y tế và lương nghỉ hưu mà chính phủ chi trả tăng cao hơn, nợ sẽ chồng chất thêm. Số người trên 65 tuổi ở Nhật chiếm tới 22% dân số toàn quốc, trong khi đó Mỹ chỉ chiếm khoảng 13%. Tăng lãi suất sẽ là mối đe dọa lớn. Lãi suất quốc trái hiện tại chưa tới 2%, nếu tăng đến 5%, sẽ tác động khá lớn tới chính phủ Nhật Bản, nâng cao nguy cơ phá sản. Tình huống tồi tệ nhất chính là, nếu Nhật Bản in quá nhiều tiền, lợi dụng lạm phát để giảm số nợ phải gánh, đồng Yên sẽ mất giá mạnh. Đây là điều mà các nhà đầu tư sợ nhìn thấy nhất. Chuyên gia kinh tế trưởng của Công ty High Frequency Economics cho biết: “Chi tiêu công của Nhật Bản đang nhanh chóng rơi vào tình trạng mất kiểm soát, chúng tôi tin rằng cuộc khủng hoảng tài chính sắp xảy ra”. Nhà phân tích của Credit Suisse tại Tokyo cho rằng: “Trong năm nay và năm sau, Nhật Bản sẽ phát hành nhiều hơn trái phiếu chính phủ, nhưng chỉ trong 3 – 5 năm sau sẽ mất tác dụng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét