8 tháng 10, 2009

Vì sao Nhật Bản muốn lập liên minh với Trung Quốc?


Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Katsuya Okada và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Kiết Trì đã nhất trí hai nước sẽ cùng phối hợp nhằm tạo dựng “Cộng đồng Đông Á” vì sự hợp tác chặt chẽ hơn trong khu vực.
Hơn 100 năm trước, sau khi hoàng đế Minh Trị của Nhật Bản đánh bại Trung Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc đã trở thành hai “kẻ thù không đội trời chung”. Nhưng gần đây cả hai nước đã bắt đầu bàn về việc kết thành liên minh tạo nên một lực lượng mạnh trên trường quốc tế.

Hành đồng này có thể gây sốc cho thế giới khi cả Bắc Kinh và Tokyo cùng đưa ra kế hoạch thành lập “cộng đồng đông Á”, liên minh này cũng giống như Liên minh châu Âu (EU), có thể thay đổi toàn bộ mối quan hệ về kinh tế và chính trị tại khu vực. Đề nghị này được đưa ra khá sớm trong việc hợp tác tại các lĩnh vực như ký kết các thị thực du lịch, xây dựng các công trình công cộng, vấn đề năng lượng và bảo vệ môi trường, sau đó mới mở rộng sang các lĩnh vực về chính trị và các chính sách chung liên quan đến quốc phòng. Thậm chí cả hai bên còn đưa ra ý kiến về việc thành lập một đồng tiền chung tại khuc vực Đông Á.

Từ sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 30/8, đảng Dân chủ Nhật Bản đã có những bước tiến ôn hòa khiến nhiều người kinh ngạch. Tân Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama luôn có những nỗ lực mới trong việc thiết lập các mối quan hệ với những nước láng giềng. Nhiều người cho rằng nỗ lực này đang thể hiện một “ý đồ” khác, đó là chính quyền Nhật muốn “từ bỏ” Washington. Từ sau khi chiến tranh Thế giới II kết thúc, Tokyo luôn là một người bạn trung thành với Washington. Vì vậy việc Tokyo thiết lập các mối quan hệ liên minh với Đông Á mang nhiều ý nghĩa sâu xa đối với các nước còn lại của thế giới. Điều đáng nói nữa đó là, hiện tại Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới còn Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ ba ,mặc dù có thể hai vị trí này sẽ bị đảo ngược trong thời gian tới.

Theo nhận định của các chuyên gia Mỹ, hiện tại Nhật Bản đang muốn tìm một con đường cải thiện bầu không khí với Trung Quốc, từ đó giải quyết các vấn đề về kinh tế và vấn đề lãnh thổ. Nếu như Nhật Bản cải thiện được mối quan hệ với các nước châu Á khác, Phương Tây có thể thu được nhiều lợi hơn là mất.

Quan hệ căng thẳng của Trung Quốc và Nhật Bản bắt đầu trở lại vào năm 1894. Năm 1973, Quân đội Nhật một lần nữa tấn công Trung Quốc, chiếm lĩnh Thượng Hải, Bắc Kinh, Nam Kinh. Sự phẫn nộ của người dân Trung Quốc đối với sự thống trị của thực dân Nhật cũng chính là trở ngại quan trọng nất cho những cải thiện trong mối quan hệ của Nhật Bản và Trung Quốc.

Trước sự việc này, giới truyền thông Trung Quốc từng lưu ý rằng, Nhật Bản hy vọng rằng quá trình này có thế mở rộng tầm ảnh hưởng của Nhật Bản tại khu vực Đông Á. Trước đây , Nhật Bản tỏ ra không mấy "mặn mà" với kế hoạch này nhưng sau khi khủng hoảng tài chính nổ ra, Nhật Bản cũng nhận ra rằng những hoạt động của kinh tế của nước mình cần phải phụ thuộc vào một số nền kinh tế đang nổi lên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét