8 tháng 10, 2009

Tại sao Eurozone khó vạch ra chiến lược thoát khỏi khủng hoảng?

Tại Goteborg (Thụy Điển), bộ trưởng tài chính các nước thuộc khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã không đạt được cam kết nào nhằm giảm thâm hụt ngân sách trong bối cảnh ngân sách của hầu hết các nước đều bị cạn kiệt vì khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, dù sớm hay muộn thì vấn đề này cũng sẽ sớm được đặt ra.

Theo báo l'Expansion, mặc dù đều cho rằng đã đến lúc phải quay lại chính sách thắt chặt ngân sách, từng bị nới lỏng do tác động mạnh của cuộc khủng hoảng, song cuộc họp đã nhưng không ấn định được mốc thời gian chấm dứt các kế hoạch cứu trợ và tái khởi động các cuộc cải cách cơ cấu. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được quyết định vào tháng 11 tới, nhân dịp công bố những dự báo của Uỷ ban châu Âu (EC), lần đầu tiên có mục tiêu hướng đến năm 2011. Nếu kinh tế hồi phục, đó chắc chắn sẽ là năm mà Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải yêu cầu các nước thắt chặt ngân sách.

Hiện tại, ngay cả khi một số nước, trong đó có Pháp và Tây Ban Nha, vẫn bị giám sát từ mùa Xuân đến giờ, EC biết rằng họ vẫn cần phải kiên nhẫn hơn nữa trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Không có nước châu Âu nào đặt mục tiêu ưu tiên là khôi phục thâm hụt ngân sách cho năm tới. Tuy nhiên, kế hoạch cho những năm sau đó của các nước lại chia sẽ sâu sắc. Đức, bất chấp khủng hoảng vẫn tiếp tục nỗ lực thắt chặt ngân sách, cố gắng chỉ để thâm hụt ở mức 4% GDP vào năm 2009 và 6% vào năm 2010, đã thông qua một luật trong đó đặt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 0,35% bắt đầu từ năm 2016. Một chính sách hà khắc như vậy nhằm đề phòng điều gì trong khi ngay cả Pháp cũng không dám thực hiện một chính sách như thế? Bản kế hoạch ngân sách năm 2010 của Pháp dự báo thâm hụt sẽ vào khoảng hơn 8% GDP. Chính phủ Pháp đã cố tình lùi thời điểm bắt đầu kế hoạch làm trong sạch hệ thống tài chính công đến năm 2011. Bởi vậy mà một bộ “luật nhiều năm” có mục tiêu giảm thâm hụt với mức 1 điểm phần trăm/năm đã được thông qua. Với tốc độ này, theo lí thuyết thì phải đến năm 2015 nước Pháp mới có thể giảm thâm hụt xuống dưới mức 3%. Những nước kém hơn như Pháp chẳng hạn, liệu thực sự có quyền lựa chọn? Trong một bài viết, Laurence Boone, chuyên gia kinh tế thuộc công ty nghiên cứu Barclays Capital, giải thích rằng sẽ không có “bác sĩ nào nhẹ tay” ngay cả khi lạm phát tăng có tăng mạnh hay nền kinh tế tăng trưởng không ngừng. Theo bà, cái cần của cải cách lần này là phải làm đồng thời hai việc: tăng thuế và giảm chi tiêu ngân sách, nếu không làm được điều này, nợ ngân sách sẽ tiếp tục tăng nhanh. Và nếu tình trạng này còn kéo dài, eurozone có thể sẽ trở lại là khu vực có nhiều biến động nhất chưa từng có. Nguyên nhân trước tiên có thể là vì chính sách tiền tệ duy nhất của khối này sẽ không thể thoả mãn hết quyền lợi quá trái ngược nhau của các nước thành viên.

Bà Laurence Boone cho rằng: “Nếu nhiều nước thực hiện chính sách nới lỏng ngân khố, ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ buộc phải siết chặt tỷ lệ lãi suất của mình. Điều này sẽ tạo ra những căng thẳng về chính trị từ phía những nước đã nỗ lực cải cách hệ thống tài chính công của mình như Đức”. Tiếp theo là vì các nước nợ nhiều nhất có nguy cơ thiếu khả năng thanh khoản, ví dụ như Italia hay Hi Lạp. Agnès Benassy-Quéré, nhà kinh tế thuộc Trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế CEPII, khẳng định: “Nguy cơ này cho đến lúc này vẫn chỉ là giả thuyết". Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu điều phải đến sẽ đến? Theo Agnès Benassy-Quéré, “khi đó Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ buộc phải trở thành người cứu hoả. Với tất cả trái phiếu kho bạc đã được các nước phát hành và đã được các ngân hàng mua hết, chúng ta không thể tự cho phép mình để bất cứ nước nào trong eurozone phải lâm vào cảnh phá sản. Có thể sẽ phải là một Lehman Brothers mới nhấn chìm được các ngân hàng xuống nước”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét