2 tháng 10, 2009

Ý tưởng “Cộng đồng Đông Á” liệu có phải “đồng sàng dị mộng”?




Hãng thông tấn Kyodo, Nhật Bản ngày 1/10 cho rằng, “Cộng đồng Đông Á” là một trong những chính sách ngoại giao của tân Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama. Nó quan trọng không kém gì việc nhìn nhận “mối quan hệ Nhật – Mỹ”. Nhưng liệu ý tưởng “Cộng đồng Đông Á” có thực hiện được?
Theo một số chuyên gia, hai nước Trung Quốc – Hàn Quốc, thành viên trong ý tưởng này mặc dù cho đến nay đều tỏ ra hoan nghênh, nhưng rõ ràng mỗi bên đều có kế hoạch riêng của mình. Một cộng đồng Đông Á “đồng sàng dị mộng” chắc chắn sẽ trở thành sự khởi đầu cho một cuộc đọ sức tranh giành quyền chủ đạo châu Á giữa hai nước Trung Quốc – Nhật Bản.

Hôm 24/9, tại Đại hội Liên Hợp Quốc tổ chức ở New York, Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đã bày tỏ ý nghĩa của việc xây dựng một Cộng đồng Đông Á. Điều này có nghĩa là sẽ “giảm thấp những rủi ro an ninh cho khu vực châu Á Thái Bình Dương, chia sẻ lợi ích to lớn do các hoạt động kinh tế mang lại”. Nhưng thấp thoáng đằng sau chiến lược ngoại giao Nhật Bản có thể thấy: việc đề ra kế hoạch lâu dài về nền ngoại giao châu Á là nhằm đối kháng với hai nước Trung Quốc, Ấn Độ đang không ngừng trỗi giậy, duy trì ảnh hưởng của Nhật Bản tại châu Á.

Hội nghị Ngoại trưởng 3 nước Trung – Nhật – Hàn tổ chức tại Thượng Hải ngày 28/9 đã trở thành một vũ đài nêu cao ý tưởng về sự thiết lập Cộng đồng Đông Á. Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada bày tỏ, sẽ “tích cực thúc đẩy ngoại giao châu Á”, cho thấy sự khác biệt với chính phủ Đảng Tự do Dân chủ. Theo quan điểm của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì về việc này, các nước Đông Á cần phải không ngừng thúc đẩy việc hợp tác thiết thực trong lĩnh vực tài chính.Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yu Myung-hwan cũng bày tỏ sự tán thành với ý tưởng trên. Sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho hay: “Trung Quốc nguyện đi theo mục tiêu lâu dài về Cộng đồng Đông Á”. Ông Dương còn cho biết thêm: “Trung Quốc là một trong những nước ủng hộ và đề xướng Cộng đồng Đông Á sớm nhất”, dường như là đang nói với Nhật Bản rằng, Cộng đồng Đông Á là do Trung Quốc – nước đầu tiên đề ra ý tưởng này, nhằm kìm chân Nhật Bản làm chủ các công việc cụ thể sau này.

Được biết, một số báo chí Trung Quốc cũng đưa lời giải thích khác về ý tưởng Cộng đồng Đông Á. Mục đích của việc thiết lập “Cộng đồng Đông Á” đó là để tiến hành bao vây và phong tỏa Trung Quốc. Theo “Thời báo Hoàn cầu” Trung Quốc, ý tưởng này là “muốn xây dựng trật tự châu Á mới với Nhật Bản làm trung tâm”. Hàn Quốc tán thành Cộng đồng Đông Á cũng là việc cần xem xét. Giới ngoại giao phân tích, “nếu không thể nhanh chóng có những thay đổi cụ thể, hy vọng sẽ biến thành thất vọng”. Thậm chí có chuyên gia cho rằng, Cộng đồng Đông Á nếu xử lý không tốt có thể trở thành con dao hai lưỡi phá hoại mối quan hệ Nhật – Hàn.

Trên các vấn đề phạm vi tham gia, giữa các nước vẫn tồn đọng những mâu thuẫn. Nhật Bản hy vọng Ấn Độ, Úc gia nhập, còn Trung – Hàn lại có khuynh hướng thiên về ASEAN +3 (Nhật – Trung – Hàn). Đứng trước các trở ngại như sự khác biệt về thực lực kinh tế, vấn đề nhận thức lịch sử, thái độ của Mỹ, ngay cả bản thân ông Okada cũng buộc phải điều đình, bày tỏ “sẽ không hành động ngay lập tức giống như Liên minh châu Âu trước kia”. Có quan chức của Bộ Ngoại giao cho rằng, “ý tưởng này vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Chỉ có thể từ từ bổ sung thêm nội dung trong quá trình đi lên phía trước”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét