Đồng Mỹ kim tăng khỏe mạnh từ cuối ngày 30/9, nhất là sau khi nhiều TTCK Mỹ suy sụp vào sáng ngày 01/10. Nhiều nhà đầu tư thường mua đôla để chống đỡ với thị trường vốn trên đà suy yếu. Chỉ số đồng đôla so với các tiền tệ khác tăng 0,471 lên 77,1322 điểm từ mức 76,661 vào cuối ngày 30/9. Tỷ lệ này so với đồng EURO cũng leo lên mốc cao nhất trong 2 tuần. Đồng đôla tăng giá đã làm giảm thiểu sự lôi cuốn của vàng. Cùng ngày, Bộ Lao động công bố các đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng lên 551.000 từ 534.000 đơn vào tuần trước, vượt quá con số dự đoán 535.000 của các nhà phân tích. Trong khi đó, Viện Quản lý Nguồn cung cho biết chỉ số hoạt động sản xuất trong tháng 9 trượt giảm 52,6 từ 52,9 vào tháng 8, thấp hơn kỳ vọng 54 của giới phân tích. Thị trường nhà đất tiếp tục phục hồi. Hiệp hội địa ốc quốc gia cho biết, chỉ số các hợp đồng nhà chưa bán tăng 6,4% từ tháng 7 lên mức cao nhất 103,8 kể từ tháng 3/2007. Giá bạc giao tháng 12 kết thúc giao dịch ở mức 16.658 USD/ounce, giảm 21,8 cent. Bạch kim giao tháng 1 mất 13,60 USD xuống 1.289,30 USD/ounce.
Lượng tiêu thụ xe hơi trong tháng 9 của Hãng ô tô General Motors (GM), Hãng xe Chrysler LLC và Hãng xe hơi Nhật Bản Nissan lần lượt giảm 45%, 42% và 7%. Lượng tiêu thụ xe hơi của Hãng ô tô Toyota và Hãng ô tô Honda trên thị trường Mỹ cũng lần lượt giảm 13% và 20%. Nhân viên phụ trách tiêu thụ của hãng xe hơi Ford, George Pipas cho biết, sau khi đã điều chỉnh nhân tố mùa vụ, lượng tiêu thụ xe hơi trong tháng 9 của Mỹ có thể sẽ giảm xuống còn 9 triệu chiếc, còn lượng tiêu thụ xe hơi trong tháng 8 lại tăng tới 14,1 triệu chiếc. Hãng Chrysler LLC ước tính, lượng tiêu thụ xe hơi trong tháng 9 trên toàn nước Mỹ sẽ là 9,4 triệu chiếc. Lượng tiêu thụ xe hơi và xe hạng nhẹ của Ford trên thị trường Mỹ trong tháng 9 giảm xuống còn 114241 chiếc. Con số này trong năm ngoái và tháng 8 năm nay lần lượt là 120355 chiếc và 176000 chiếc. Tổng lượng tiêu thụ trong tháng 9 của hãng Toyota giảm từ 144260 chiếc xuống còn 126015 chiếc, nhưng vẫn vượt qua mức tiêu thụ xe hơi của Ford trong 3 tháng liên tiếp. |
Cũng trong ngày hôm qua, phát biểu với giới báo chí khi tham dự hội nghị phi chính thức các Bộ trưởng Tài chính của các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone, ông Jean-Claude Trichet cho biết, hệ thống tài chính quốc tế ổn định, vững chắc liên quan đến lợi ích chung của tất cả các quốc gia. Tỷ giá hối đoái biến động quá mức và sự điều chỉnh không theo trật tự sẽ ảnh hưởng xấu tới cơ cấu ổn định kinh tế và tài chính.
Cũng có mặt trong hội nghị, Uỷ viên các vấn đề tiền tệ và kinh tế châu Âu Joaquin Almunia bày tỏ, các Bộ trưởng Tài chính của khu vực Eurozone đã triển khai thảo luận rộng rãi về vấn đề tỷ giá ngoại tệ.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính của các nước thành viên Liên minh châu Âu EU đã bắt đầu phiên họp phi chính thức diễn ra trong hai ngày tại Gothenburg - thành phố lớn thứ hai của nước chủ tịch luân phiên EU Thụy Điển. Theo quy ước, việc Bộ trưởng tài chính khu vực Eurozone tiến hành gặp mặt và thảo luận vấn đề tỷ giá ngoại tệ sẽ là các bước chuẩn bị cho Hội nghị Tài chính G7 sắp tới.
Theo kế hoạch, Bộ trưởng Tài chính và Chủ tịch Ngân hàng trung ương của nhóm G7 sẽ tuyên bố khai mạc hội nghị vào cuối tuần này tại Thổ Nhĩ Kỳ, chương trình nghị sự bao gồm các cuộc thảo luận các vấn đề tỷ giá ngoại tệ.
Trước đó, các nước khu vực Eurozone đã nhiều lần thúc giục Mỹ kiềm chế đồng USD mất giá. Jean - Claude Juncker, thủ tướng Luxembourg kiêm Chủ tịch nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực Eurozone gần đây cho biết, các nước khu vực Eurozone hy vọng nhìn thấy đồng USD vững chắc và muốn thấy chính phủ Mỹ xem xét lại chính sách ủng hộ đồng USD vững mạnh.
Từ tháng 4/2009, đồng EUR luôn tăng mạnh so với đồng USD, hiện tại đã tăng ở mức 1EUR/1,4USSD. Mức tỷ giá này được xem như là “nỗi đau” mà các doanh nghiệp xuất khẩu tại Eurozone phải gánh chịu.
Australia có thể hạn chế bớt các thương vụ thâu tóm của các tập đoàn quốc doanh nước ngoài
Lo ngại trước làn sóng ồ ạt đầu tư của các tập đoàn quốc doanh nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc vào các mỏ tài nguyên của Australia, thượng nghĩ sĩ thuộc đảng Quốc gia ông Barnaby Joyce đã kêu gọi các quan chức Australia nên mạnh tay hơn khi xem xét các thương vụ này.
Elpida gặp khó khăn do Mỹ đe dọa sẽ gây sức ép lên Nhật Bản về vấn đề trợ cấp cho các hãng sản xuất chip
Sau khi một công ty công nghệ của Mỹ lên tiếng cáo buộc các hãng sản xuất chip của Nhật Bản đã nhận được những trợ cấp vi phạm các quy định của WTO từ chính phủ, Mỹ đã có những động thái cho thấy sẽ gây sức ép lên Nhật Bản về vấn đề này.
Trung Quốc: PMI tiếp tục gia tăng trong T9/2009
Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc trong tháng 9 vừa qua đã ghi nhận tốc độ gia tăng mạnh nhất trong vòng 17 tháng, nhờ gói chi tiêu kích thích kinh tế của chính phủ và các ngân hàng đã tích cực cho vay.
Thái Lan: Sản lượng công nghiệp tiếp tục suy giảm trong T8/2009
Là một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhu cầu bên ngoài, sự phục hồi của lĩnh vực xuất khẩu là nhân tố có vai trò rất quan trọng đối với lĩnh vực sản xuất của Thái Lan. Xuất khẩu của Thái Lan hiện vẫn trên đà suy giảm đang khiến cho sản lượng công nghiệp của nước này cũng lâm vào hoàn cảnh ảm đạm tương tự.
Sản lượng dầu của OPEC sụt giảm trong tháng 9/2009
Một cuộc khảo sát của Bloomberg cho thấy sản lượng dầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, gọi tắt là OPEC đã sụt giảm tháng thứ 2 liên tiếp, do có sự sụt giảm sản lượng tại Iraq, Ả Rập Xau-đi và Ăng-gô-la.
Châu Âu: Giá tiêu dùng sụt giảm mạnh hơn so với dự đoán
Giá tiêu dùng Châu Âu trong tháng 9 đã giảm mạnh hơn so với dự đoán của các chuyên gia phân tích kinh tế khi tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng đã khiến nhu cầu và giá dầu sụt giảm.
Đức: Doanh số bán lẻ bất ngờ giảm trong tháng 8
Trong bối cảnh nền kinh tế đang ghi nhận những dấu hiệu phục hồi tích cực, thì mới đây Văn phòng thống kê Đức công bố doanh thu bán lẻ của nước này đã bất ngờ giảm 1,5% trong tháng 8.
Nga: Chỉ số PMI trong T9/2009 tăng lần đầu tiên trong vòng 14 tháng
Thêm một dấu hiệu tích cực nữa cho nền kinh tế Nga. Mới đây ngân hàng VTB Capital thông báo chỉ số PMI của Nga trong tháng 9 đã tăng lần đầu tiên trong vòng 14 tháng.
Estonia: Doanh số bán lẻ trong tháng 8 sụt giảm 16%
Estonia - một trong những quốc gia rơi vào cuộc suy thoái kinh tế sâu sắc mới đây lại tiếp tục ghi nhận doanh số bán lẻ trong tháng 8 sụt gaỉm 16%.
Cũng có mặt trong hội nghị, Uỷ viên các vấn đề tiền tệ và kinh tế châu Âu Joaquin Almunia bày tỏ, các Bộ trưởng Tài chính của khu vực Eurozone đã triển khai thảo luận rộng rãi về vấn đề tỷ giá ngoại tệ.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính của các nước thành viên Liên minh châu Âu EU đã bắt đầu phiên họp phi chính thức diễn ra trong hai ngày tại Gothenburg - thành phố lớn thứ hai của nước chủ tịch luân phiên EU Thụy Điển. Theo quy ước, việc Bộ trưởng tài chính khu vực Eurozone tiến hành gặp mặt và thảo luận vấn đề tỷ giá ngoại tệ sẽ là các bước chuẩn bị cho Hội nghị Tài chính G7 sắp tới.
Theo kế hoạch, Bộ trưởng Tài chính và Chủ tịch Ngân hàng trung ương của nhóm G7 sẽ tuyên bố khai mạc hội nghị vào cuối tuần này tại Thổ Nhĩ Kỳ, chương trình nghị sự bao gồm các cuộc thảo luận các vấn đề tỷ giá ngoại tệ.
Trước đó, các nước khu vực Eurozone đã nhiều lần thúc giục Mỹ kiềm chế đồng USD mất giá. Jean - Claude Juncker, thủ tướng Luxembourg kiêm Chủ tịch nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực Eurozone gần đây cho biết, các nước khu vực Eurozone hy vọng nhìn thấy đồng USD vững chắc và muốn thấy chính phủ Mỹ xem xét lại chính sách ủng hộ đồng USD vững mạnh.
Từ tháng 4/2009, đồng EUR luôn tăng mạnh so với đồng USD, hiện tại đã tăng ở mức 1EUR/1,4USSD. Mức tỷ giá này được xem như là “nỗi đau” mà các doanh nghiệp xuất khẩu tại Eurozone phải gánh chịu.
Australia có thể hạn chế bớt các thương vụ thâu tóm của các tập đoàn quốc doanh nước ngoài
Lo ngại trước làn sóng ồ ạt đầu tư của các tập đoàn quốc doanh nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc vào các mỏ tài nguyên của Australia, thượng nghĩ sĩ thuộc đảng Quốc gia ông Barnaby Joyce đã kêu gọi các quan chức Australia nên mạnh tay hơn khi xem xét các thương vụ này.
Elpida gặp khó khăn do Mỹ đe dọa sẽ gây sức ép lên Nhật Bản về vấn đề trợ cấp cho các hãng sản xuất chip
Sau khi một công ty công nghệ của Mỹ lên tiếng cáo buộc các hãng sản xuất chip của Nhật Bản đã nhận được những trợ cấp vi phạm các quy định của WTO từ chính phủ, Mỹ đã có những động thái cho thấy sẽ gây sức ép lên Nhật Bản về vấn đề này.
Trung Quốc: PMI tiếp tục gia tăng trong T9/2009
Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc trong tháng 9 vừa qua đã ghi nhận tốc độ gia tăng mạnh nhất trong vòng 17 tháng, nhờ gói chi tiêu kích thích kinh tế của chính phủ và các ngân hàng đã tích cực cho vay.
Thái Lan: Sản lượng công nghiệp tiếp tục suy giảm trong T8/2009
Là một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhu cầu bên ngoài, sự phục hồi của lĩnh vực xuất khẩu là nhân tố có vai trò rất quan trọng đối với lĩnh vực sản xuất của Thái Lan. Xuất khẩu của Thái Lan hiện vẫn trên đà suy giảm đang khiến cho sản lượng công nghiệp của nước này cũng lâm vào hoàn cảnh ảm đạm tương tự.
Sản lượng dầu của OPEC sụt giảm trong tháng 9/2009
Một cuộc khảo sát của Bloomberg cho thấy sản lượng dầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, gọi tắt là OPEC đã sụt giảm tháng thứ 2 liên tiếp, do có sự sụt giảm sản lượng tại Iraq, Ả Rập Xau-đi và Ăng-gô-la.
Châu Âu: Giá tiêu dùng sụt giảm mạnh hơn so với dự đoán
Giá tiêu dùng Châu Âu trong tháng 9 đã giảm mạnh hơn so với dự đoán của các chuyên gia phân tích kinh tế khi tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng đã khiến nhu cầu và giá dầu sụt giảm.
Đức: Doanh số bán lẻ bất ngờ giảm trong tháng 8
Trong bối cảnh nền kinh tế đang ghi nhận những dấu hiệu phục hồi tích cực, thì mới đây Văn phòng thống kê Đức công bố doanh thu bán lẻ của nước này đã bất ngờ giảm 1,5% trong tháng 8.
Nga: Chỉ số PMI trong T9/2009 tăng lần đầu tiên trong vòng 14 tháng
Thêm một dấu hiệu tích cực nữa cho nền kinh tế Nga. Mới đây ngân hàng VTB Capital thông báo chỉ số PMI của Nga trong tháng 9 đã tăng lần đầu tiên trong vòng 14 tháng.
Estonia: Doanh số bán lẻ trong tháng 8 sụt giảm 16%
Estonia - một trong những quốc gia rơi vào cuộc suy thoái kinh tế sâu sắc mới đây lại tiếp tục ghi nhận doanh số bán lẻ trong tháng 8 sụt gaỉm 16%.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét