21 tháng 10, 2009

Tổng hợp tin thế giới 21-10

"Làn sóng" cắt giảm tiền thưởng công ty tài chính

Đại đa số giám đốc điều hành tài chính tại Mỹ cho biết họ đang bị cắt giảm tiền thưởng, một biện pháp được các công ty áp dụng triệt để nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính lớn nhất kể từ cuộc đại suy thoái hồi đầu thập niên 30 của thế kỷ trước.

Đây là kết quả khảo sát do Hãng tư vấn tài chính Grant Thornton vừa tiến hành đối với 846 giám đốc tài chính (CFO) và quản lý cấp cao của các công ty trên toàn nước Mỹ.

Kết quả khảo sát cho thấy có tới 55% giám đốc điều hành được tham khảo ý kiến nói họ đang bị cắt giảm tiền thưởng, trong khi chỉ có 7% thừa nhận được tăng tiền thưởng.

Về thu nhập lương, 42% số người được hỏi cho biết đang phải hạ thấp mức lương của người lao động, chỉ có 9% khẳng định vẫn tiến hành nâng lương cho nhân công.

Trước đó, ngày 18/10, Chánh văn phòng Nhà Trắng Rahm Emanuel cho biết dân chúng Mỹ rất tức giận trước việc các công ty trao những khoản tiền thưởng khổng lồ trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ vẫn đang phải vật lột với cuộc khủng hoảng tài chính.

Ông Emanuel cho rằng các ngân hàng phải đóng vai trò chính trong việc khôi phục lòng tin vào hệ thống tài chính.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 19/10, Chính quyền của Tổng thống Barack Obama thông báo gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD đã giúp cứu vãn và tạo ra 250.000 việc làm trong ngành giáo dục. Trước đó, Nhà Trắng cho biết khoảng 30.000 việc làm đã được tạo ra cho các doanh nghiệp nhận trợ giúp của chính phủ liên bang.

Do phải đối mặt với những áp lực thúc đẩy tăng trưởng việc làm khi mà tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 9,8%, Tổng thống Obama đang cân nhắc các bước đi mới để thúc đẩy tiến trình phụ hồi nền kinh tế Mỹ./.

Dầu quay đầu giảm sau khi lên mức cao nhất một năm

Giá dầu trên sàn giao dịch New York trong phiên giao dịch 20/10 đã quay đầu giảm sau khi lên mức cao nhất trong một năm qua do đồng USD tăng trở lại so với euro và OPEC cho biết sẽ không an tâm nếu dầu lên 100 USD/thùng.

Trước đó, lần đầu tiên trong hơn một năm qua, dầu vọt lên trên ngưỡng 80 USD/thùng khi chỉ số Dollar Index - đo lường biến động của USD so với sáu đồng tiền chủ chốt khác - giảm xuống mức thấp nhất kể từ 8/2008, và đã khiến dòng tiền chảy vào các loại hàng hoá để tránh rủi ro.

Dầu tăng lên mức cao nhất một năm qua bất chấp Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC Abdalla El-Badri khẳng định lượng dầu cung cấp cho thị trường vẫn rất dồi dào.

“Chúng tôi thấy đồng USD vẫn trong xu hướng giảm giá. Nhưng tôi hoài nghi về mức giá 100 USD/thùng, dựa trên bức tranh về cung cầu hiện tại”, Hannes Loacker - một chuyên gia phân tích tại Công ty Raiffeisen Zentralbank Oesterreich nói.

Giá dầu giao tháng 11 trên sàn New York tính tới 4h sáng 21/10 (giờ Việt Nam) giảm 1,24 USD (-1,55%) xuống 78,72 USD/thùng.

Các giao dịch dầu giao tháng 11 sẽ đáo hạn vào lúc 5h sáng ngày 21/10 (giờ Việt Nam).

Giá dầu giao tháng 12 đang đứng ở mức 79,63 USD/thùng - giảm khoảng 33 cents.

Tính từ đầu năm tới nay dầu đã giảm 78%, trong khi USD đang được giao dịch ở mức 1 Euro đổi được 1,4994 USD - mức thấp nhất kể từ 8/2008.

Trước đó, dầu đã tăng 8 phiên liên tiếp và lần đầu tiên kể từ 14/10/2008 lên trên mức 80 USD/thùng do chứng khoán Mỹ lên mức cao nhất trong một năm qua và đồng USD liên tục suy giảm.

Cho dù OPEC đã khẳng định cung dầu dồi dào nhưng rất nhiều chuyên gia vẫn cho rằng dầu còn tăng giá và có thể lên 100 USD/thùng nếu USD còn giảm.

Về phần mình, ông El-Badri cho biết ông không mong đợi giá dầu lên mức “ba con số” trong tương lai gần vì “không thiếu cung”. Giá dầu lên trên 80 USD/thùng là do cổ phiếu tăng giá và đồng USD suy giảm.

Ông El-Badri cũng cho biết, OPEC nhận thấy giá dầu ở mức 80 USD là hơi cao.

Dow Jones giữ vững mốc 10,000 khi Wall Street điều chỉnh

Các báo cáo lợi nhuận trái chiều, sự tăng mạnh của đồng USD, cũng như số liệu nhà ở và lạm phát kém khả quan chính là các nhân tố khiến Wall Street trượt dài trong phiên giao dịch ngày Thứ Ba 20/10.

Nguồn: CNN

Chỉ số Dow Jones giảm 50.71 điểm (0.5%) đóng cửa tại 10,041.48 điểm. Chỉ số S&P 500 đánh mất 6.85 điểm (0.62%) xuống 1,091.06 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 12.85 điểm (0.59%) lùi về mức 2,163.47 điểm.

Như vậy, kể từ khi chạm mức thấp trong vòng 12 năm vào ngày 09/03/2009, chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 62%. Tuy nhiên, một số người lại lo lắng rằng đợt phục hồi mạnh trong thời gian qua cùng với việc Dow Jones vượt ngưỡng 10,000 điểm chỉ là trò lừa bịp mà giới đầu tư cần phải cảnh giác.

Bất chấp phiên điều chỉnh trong ngày Thứ Ba, xu hướng của thị trường chứng khoán trong quý 3 vẫn còn tích cực. Yếu tố giúp chứng khoán Mỹ tăng đều đặn trong thời gian qua chính là các kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng của đa số công ty thành viên S&P 500.

Theo số liệu của Thomson Reuters, tính đến chiều ngày 20/10, 95% công ty S&P 500 đã công bố báo cáo tài chính, trong đó 79% trong số đó có kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng, và chỉ 11% thấp hơn dự đoán.

Trong ngày, nhà đầu tư tỏ ra thất vọng trước kết quả kinh doanh của DuPont, Coca-Cola, Caterpillar và Pfizer nên có thêm lý do để chốt lời bất chấp việc Yahoo công bố lợi nhuận lạc quan sau giờ giao dịch.

Tập đoàn hóa chất DuPont hàng đầu của Mỹ công bố lợi nhuận vượt mong đợi của giới phân tích nhưng doanh thu lại thấp hơn dự đoán. Được biết, DuPont đã sử dụng các biện pháp cắt giảm chi phí để giảm bớt tác động từ doanh thu yếu ớt, chi phí năng lượng và dầu thô tăng vọt. Bên cạnh đó hãng còn hạ thấp dự báo lợi nhuận cho cả năm nay xuống 1.95-2.05 USD/cp.

Tập đoàn nước giải khát Coca - Cola công bố lợi nhuận quý 3 tăng nhẹ đúng như kỳ vọng, tuy nhiên doanh thu lại giảm mạnh hơn dự đoán. Doanh số bán hàng suy giảm là nhân tố ảnh hưởng đến Coca-Cola trong suốt cuộc suy thoái vừa qua. Ngoài ra, sự tăng mạnh của đồng USD, ít nhất là so với cách đây một năm, đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của hãng, bởi phần lớn nguồn lợi nhuận này đều đến từ doanh số bán hàng ở nước ngoài.

Trong ngày, Tập đoàn Dược phẩm Pfizer cho biết lợi nhuận quý 3 của hãng tăng nhưng doanh thu lại sa sút, tuy nhiên cả hai số liệu này đều khả quan hơn dự đoán của giới phân tích. Mặc dù doanh số bán thuốc của hãng sụt giảm mạnh do suy thoái nhưng động thái cắt giảm chi phí kịp thời đã giúp hãng làm ăn có lãi.

Chưa hết, Tập đoàn công nghệ Caterpillar công bố lợi nhuận quý 3 đi xuống nhưng vẫn vượt dự đoán, còn doanh thu lại không được như kỳ vọng do doanh số bán hàng suy giảm. Tuy nhiên hãng nâng dự báo lợi nhuận cả năm nay từ 1.1-1.3 USD/cp.

Theo các thông tin kinh tế vừa được công bố, số nhà khởi công Tháng 9 tăng lên mức 590,000 đơn vị, cao hơn so với dự đoán 587,000 đơn vị của tháng trước nhưng lại thấp hơn nhiều so với mức kỳ vọng 610,000 đơn vị của các nhà phân tích.

Số nhà được cấp phép xây dựng trong Tháng 9 (Building Permits) – đồng thời là thước đo lòng tin của các nhà xây dựng - tăng lên mức 573,000 đơn vị, thấp hơn so với mức điều chỉnh trong Tháng 8 là 580,000 đơn vị và mức dự đoán 595,000 đơn vị của các nhà kinh thế trong cuộc khảo sát trên Briefing.com.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) Tháng 9 giảm 0.6%, trong khi đó số liệu này theo như dự đoán của các nhà phân tích là không đổi. Trong Tháng 8, PPI tăng 1.7%. PPI cơ bản Tháng 9 (trừ giá năng lượng và thực phẩm) giảm 0.1%, đi ngược với dự đoán tăng 0.1% của các nhà kinh tế.

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ giảm từ 3.38% xuống 3.31%, giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York cũng giảm 52 cent xuống còn 79.09 USD/thùng. Đồng USD tăng mạnh so với đồng EUR và JPY, giá vàng tăng 50 USD/oz lên 1,058.60 USD/oz.

Thị trường Châu Âu đêm qua giảm điểm, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0.7%, chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0.5% và chỉ số DAX của Đức đánh mất 0.7%. Ngược lại, thị trường chứng khoán Châu Á lại có phiên tăng điểm trong ngày 20/10.

Dầu quay đầu giảm sau khi lên mức cao nhất một năm

Giá dầu trên sàn giao dịch New York trong phiên giao dịch 20/10 đã quay đầu giảm sau khi lên mức cao nhất trong một năm qua do đồng USD tăng trở lại so với euro và OPEC cho biết sẽ không an tâm nếu dầu lên 100 USD/thùng.

Trước đó, lần đầu tiên trong hơn một năm qua, dầu vọt lên trên ngưỡng 80 USD/thùng khi chỉ số Dollar Index - đo lường biến động của USD so với sáu đồng tiền chủ chốt khác - giảm xuống mức thấp nhất kể từ 8/2008, và đã khiến dòng tiền chảy vào các loại hàng hoá để tránh rủi ro.

Dầu tăng lên mức cao nhất một năm qua bất chấp Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC Abdalla El-Badri khẳng định lượng dầu cung cấp cho thị trường vẫn rất dồi dào.

“Chúng tôi thấy đồng USD vẫn trong xu hướng giảm giá. Nhưng tôi hoài nghi về mức giá 100 USD/thùng, dựa trên bức tranh về cung cầu hiện tại”, Hannes Loacker - một chuyên gia phân tích tại Công ty Raiffeisen Zentralbank Oesterreich nói.

Giá dầu giao tháng 11 trên sàn New York tính tới 4h sáng 21/10 (giờ Việt Nam) giảm 1,24 USD (-1,55%) xuống 78,72 USD/thùng.

Các giao dịch dầu giao tháng 11 sẽ đáo hạn vào lúc 5h sáng ngày 21/10 (giờ Việt Nam).

Giá dầu giao tháng 12 đang đứng ở mức 79,63 USD/thùng - giảm khoảng 33 cents.

Tính từ đầu năm tới nay dầu đã giảm 78%, trong khi USD đang được giao dịch ở mức 1 Euro đổi được 1,4994 USD - mức thấp nhất kể từ 8/2008.

Trước đó, dầu đã tăng 8 phiên liên tiếp và lần đầu tiên kể từ 14/10/2008 lên trên mức 80 USD/thùng do chứng khoán Mỹ lên mức cao nhất trong một năm qua và đồng USD liên tục suy giảm.

Cho dù OPEC đã khẳng định cung dầu dồi dào nhưng rất nhiều chuyên gia vẫn cho rằng dầu còn tăng giá và có thể lên 100 USD/thùng nếu USD còn giảm.

Về phần mình, ông El-Badri cho biết ông không mong đợi giá dầu lên mức “ba con số” trong tương lai gần vì “không thiếu cung”. Giá dầu lên trên 80 USD/thùng là do cổ phiếu tăng giá và đồng USD suy giảm.

Ông El-Badri cũng cho biết, OPEC nhận thấy giá dầu ở mức 80 USD là hơi cao.

USD mất giá mang đến cho Trung Quốc những thách thức lớn
Từ tháng ba năm nay, cùng với những lo lắng của các nhà đầu tư đối với khủng hoảng tài chính và triển vọng phát triển của kinh tế toàn cầu lắng xuống, vị trí là đồng tiền đầu tư tránh được rủi ro nhất của USD cũng bắt đầu giảm xuống, xu hướng mất giá của đồng USD lại diễn ra mạnh mẽ như trước khi bão tố tài chính nổ ra.
Hiện tại là thời điểm phản ánh rõ tỷ giá của đồng USD so với các đồng tiền khác thấp nhất trong 14 tháng qua.

Đồng USD mất giá càng khiến cho những áp lực của đồng Nhân Dân Tệ tăng lên, cũng như kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc sẽ bị tác động mạnh. Hơn nữa, đồng USD mất giá còn gây thêm một loạt phản ứng dây chuyền tại thị trường hàng hóa, tăng thêm những áp lực lạm phát cho kinh tế Trung Quốc. Làm thế nào để ứng phó với đồng USD mất giá đang trở thành những thách thức lớn mà phía Trung Quốc phải đối mặt.

Mặc dù Mỹ là thể chế kinh tế lớn nhất nhưng là nguồn gốc phát sinh của khủng hoảng tài chính toàn cầu, với tiến trình phục hồi chậm chạp nên niềm tin của các nhà đầu tư đối với đồng USD cũng giảm xuống. Thêm vào đó là những nhân tố bất ổn trong quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ khiến cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng không đưa ra quyết định tăng lãi suất. Mức lãi suất cơ bản của Mỹ vẫn ở mức thấp nhất trong lịch sử, mức lãi suất này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ giá đồng USD.

Hơn nữa con số thâm hụt kép của Mỹ luôn là vấn đề không thể giải quyết được, Mỹ không thể hy sinh lợi ích của mình để duy trì một đồng USD mạnh. Lấy con số thâm hụt ngân sách của Mỹ làm ví dụ, nước Mỹ cần quá nhiều tiền mặt để cứu trợ thị trường tài chính khiến cho mức chi của chính phủ tăng lên nhanh chóng và thâm hụt ngân sách của Mỹ đã đạt đến con số 1400 tỷ USD (tương đương với 10% GDP). Thâm hụt ngân sách của Mỹ có khả năng tiếp tục tăng lên với các chính sách y tế và việc làm của Chính phủ, điều này cũng mang lại những ảnh hưởng bất lợi cho đồng “bạc xanh”. Tuy nhiên đối với nước Mỹ, đồng USD mất giá lại là nhân tố có lợi cho ngành xuất khẩu trong quá trình khôi phục nền kinh tế.

Hiện tại, đồng USD có vị trí quan trọng trong hệ thống tiền tệ toàn cầu, vì vậy khi đồng USD mất giá có thể dẫn đến một số vấn đề, mà trong đó Trung Quốc là nước chịu nhiều thách thức nhất.

Trong một báo cáo tài chính được đưa ra gần đây, bộ Tài chính Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc phải tăng giá đồng Nhân Dân Tệ, cũng như Mỹ đã liệt Trung Quốc vào nước thao túng tiền tệ. Là đơn vị tiền tệ chính trên toàn cầu, nên khi đồng USD mất giá nó có thể dẫn đến một loạt phản ứng dây chuyền tại thị trường hàng hóa. Ngành nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc cũng rơi vào cục diện bất lợi.

Ngoài ra Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu quặng chính, đồng USD mất giá khiến cho giá nhập khẩu những mặt hàng này cũng tăng lên rõ rệt. Hơn nữa, đồng USD mất giá cũng là những thử thách đối với kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc chủ yếu là đồng USD hoặc những tài sản bằng đồng USD, vì vậy USD mất giá khiến kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc bị tổn thất nặng nề. Điều này cũng lý giải vì sao, Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Mỹ có những chính sách kích thích kinh tế kịp thời nhằm bảo đảm cho nền tài chính ổn định nhằm tăng tính an toàn cho những tài sản bằng đồng USD của Trung Quốc.
Nhật Bản: Các đại gia ô tô chạy đua thống lĩnh thị trường "xế" điện
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang gấp rút chuẩn bị cho Triển lãm Ô tô Tokyo khai mạc vào hôm nay (21/10). Khi các dòng xe lai vẫn được chiếm ưu thế, thị trường xe điện cũng nhận được nhiều sự ưu ái.
Xe điện của các đại gia ô tô Nhật Bản đã thoát khỏi tình cảnh u ám từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Những chiếc Honda và Prius có doanh số bán ra tăng vượt trội.

Carlos Ghosn, CEO của nhà sản xuất ô tô Nissan cho biết, doanh số bán hàng của hãng trượt giảm trong 6 tháng trở lại đây, sau đó bắt đầu có những dấu hiệu khôi phục trở lại.

Theo dự đoán của giới phân tích, chính quyền cũ của ông Taro Aso có thể cấp trích tín dụng hỗ trợ tăng doanh số đối với các loại xe mới (gồm xe sạch). Các đối tượng mua xe không chỉ được khấu trừ thuế, mà còn nhận được 250.000 Yên tiền trợ cấp.

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cho biết, doanh số bán xe tháng 9 tại nước này đạt 65%, trong đó hầu hết lợi nhuận thuộc về ô tô sạch. Tuy nhiên, một số nhà phân tích vẫn cảnh báo doanh số bán ô tô sẽ không tăng nhiều như những gì mọi người kỳ vọng.

Ông Yuki Kuboshima, thành viên của công ty tư vấn Deloitte Tohmatsu, nói: “Nhiều nhà sản xuất phụ tùng gốc rất lấy làm tiếc khi không dốc phần lớn hầu bao vào thị trường Nhật Bản. Đó là lý do khiến thị trường ô tô nội địa thụt lùi”.

Thế nhưng, cuộc chạy đua sản xuất thêm nhiều xe sạch của các đại gia ô tô Nhật Bản đang nóng lên từng ngày.

Tập đoàn Nissan Motor không chỉ bơm tiền để phát triển các dòng xe điện, mà còn lập mục tiêu chiếm lĩnh 10% thị trường xe điện vào năm 2020.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét