31 tháng 10, 2009

Phố Wall ra sao khi các gói kích cầu đi qua?

Mặc dù nền kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng trở lại nhưng giới đầu tư chứng khoán vẫn đối mặt với nhiều bất ổn trong tuần tới khi dõi theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và bản báo cáo việc làm quan trọng.

Báo cáo chính sách hàng tháng của FED có thể cho thấy ngân hàng trung ương sẽ rút lại bớt các biện pháp hỗ trợ thanh khoản cho thị trường. Trong khi đó, bản báo cáo việc làm lĩnh vực dịch vụ và khảo sát của Viện Quản lý nguồn cung (ISM) sẽ cung cấp một số dấu hiệu ban đầu về tình hình nền kinh tế trong quý 4.

Mối quan ngại hiện nay của giới đầu tư là việc các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ có thể bị thu hồi quá sớm.

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày Thứ Sáu do phản ứng quá nhạy cảm của nhà đầu tư trước các dấu hiệu yếu kém từ nền kinh tế. Chỉ số S&P 500 ghi nhận tháng giảm điểm đầu tiên trong vòng 8 tháng qua do nhà đầu tư vẫn còn khá hoài nghi về mức độ bền vững của đợt phục hồi.

Bên cạnh đó, vào ngày Thứ Tư, các thị trường tài chính cũng kỳ vọng vào sự thay đổi trong bản thông báo sau cuộc họp kéo dài 2 ngày của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) với việc lãi suất cơ bản có thể được nâng lên vào cuối năm 2010.

Thông báo của FOMC, cùng với việc FED có thể bắt đầu thu hồi một số biện pháp gia tăng thanh khoản thông qua việc mua trái phiếu trước đó, sẽ gây tác động không nhỏ lên thị trường chứng khoán.

Theo dự đoán, số việc làm cắt giảm trong Tháng 10 có phần suy giảm. Tuy nhiên, nếu có bất ngờ tiêu cực nào xảy ra tương tự như tháng trước khi tỷ lệ thất nghiệp leo thang lên mức cao 26 năm, thì niềm tin vào đà hồi phục kinh tế sẽ bị lung lay và đẩy chứng khoán lao dốc.

Theo dự đoán từ các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Reuters, giới tuyển dụng Mỹ đã cắt giảm khoảng 175,000 việc làm trong Tháng 10, giảm mạnh so với con số việc làm bị cắt giảm trong Tháng 9 là 263,000 việc làm.

Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong Tháng 10 ước tăng lên mức 9.9% so với con số 9.8% trong Tháng 9.

Được biết, bản báo cáo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và tỷ lệ thất nghiệp sẽ được công bố vào Thứ Sáu tới.

Liên quan đến mùa kết quả kinh doanh quý 3, lợi nhuận và triển vọng của Ford, nhà sản xuất ô tô duy nhất của Mỹ tránh được nguy cơ phá sản, sẽ là một chỉ báo quan trọng cho biết tình hình doanh số bán ô tô trong bối cảnh không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào của Chính phủ.

Theo đó, báo cáo của Ford sẽ được đưa ra vào Thứ Hai, một ngày trước khi số liệu doanh số ô tô của Mỹ được công bố. Giới phân tích và các giám đốc điều hành kỳ vọng doanh số bán xe của Mỹ tăng từ 9.2 triệu đơn vị trong Tháng 9 lên 9.8 triệu đơn vị trong Tháng 10.

Được biết, doanh số ô tô Tháng 8 tại Mỹ đã tăng nhanh đến chóng mặt sau khi chương trình “Đổi xe cũ lấy tiền” trị giá 3 tỷ USD của Chính phủ liên bang kích nhu cầu mua xe tăng mạnh.

Lĩnh vực nhà đất và những con số

Pulte Homes, công ty xây dựng nhà lớn nhất nước Mỹ sau khi sáp nhập với Tập đoàn Centex vào mùa hè vừa qua, sẽ báo cáo lợi nhuận vào ngày Thứ Tư. Nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao những nhận định và đánh giá về phương pháp quản lý của công ty này để tìm kiếm thêm các dấu hiệu phục hồi vững chắc của thị trường nhà đất Mỹ.

Doanh số nhà chờ bán Tháng 9 công bố ngày Thứ Hai được dự báo không đổi sau khi tăng vọt 6.4% trong Tháng 8.

Bàn về kế hoạch kết thúc chương tình tín thuế trị giá 8,000 USD cho người mua nhà lần đầu tiên, vốn là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho thị trường nhà đất trong suốt thời gian qua, có thể làm xáo động giới đầu tư. Chương trình tín thuế này chính thức hết hiệu lực vào ngày 30/11.

Được biết, Quốc hội đang xem xét đề xuất kéo dài chương trình này, nhưng trước khi hết hiệu lực hoàn toàn, chương trình này sẽ tiếp tục là yếu tố tác có tác động lên các thị trường tài chính.

Chống bảo hộ để giảm tác động của khủng hoảng

Tại cuộc thảo luận về buôn bán quốc tế và phát triển trong nền kinh tế vĩ mô ngày 30/10, các nước thành viên Liên hợp quốc nhấn mạnh cộng đồng quốc tế phải kiên quyết chống bảo hộ mậu dịch và kết thúc Vòng đàm phán Doha về tự do thương mại để giảm nhẹ tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, đặc biệt đối với người nghèo.

Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về buôn bán và phát triển (UNCTAD) Supachai Panitchpakdi và đại diện nhiều cơ quan chuyên môn về kinh tế của Liên hợp quốc đã cảnh báo những biện pháp đơn phương chống các nước đang phát triển trong buôn bán quốc tế.

Các đại biểu đề nghị sửa đổi toàn diện hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế, tăng cường giám sát các thị trường tài chính ở tầm vi mô và vĩ mô, đồng thời coi chống biến đổi khí hậu là nhiệm vụ song hành với phát triển.

Đại diện các khối nước hoặc các khu vực như Nhóm 77 gồm các nước đang phát triển, Liên minh châu Âu, Cộng đồng Caribe kêu gọi nhanh chóng kết thúc Vòng đàm phán Doha về tự do thương mại vì khủng hoảng tài chính đã làm giảm nhu cầu toàn cầu trong khi khủng hoảng năng lượng và lương thực làm giảm nguồn cung toàn cầu.

Các nước đề nghị cần có không gian chính sách tin cậy nhằm định hướng thị trường, đặc biệt phải thận trọng đối với các thử nghiệm kinh tế để tránh tác động dài hạn.

Trước đó, phúc trình hôm 29/10 của Ủy ban Kinh tế-Xã hội của Liên hợp quốc đặc trách châu Á-Thái Bình Dương nhận định các nền kinh tế châu Á sẽ phát triển trở lại trong năm 2010, thương mại khu vực được thúc đẩy.


Giảm phát đang đe dọa kinh tế Nhật Bản
Cùng với đà khôi phục tăng trưởng sau những tháng ngày suy giảm mạnh của nền kinh tế toàn cầu, một vấn đề có thể sẽ gây cản trở cho sự phục hồi kinh tế Nhật Bản đó chính là giảm phát.
Các nhà kinh tế dự đoán, theo nhận định của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) hôm thứ Sáu (30/10), trong năm tài khóa kéo dài đến tháng 3/2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Nhật Bản sẽ giảm xuống 0,5%. Điều này có nghĩa là Nhật Bản dự kiến, sẽ xuất hiện tình trạng giảm phát trong 3 năm. Trước đó, BoJ đã dự đoán, CPI trong năm tài chính khi đó sẽ giảm 1,5%, năm tài khóa tiếp theo sẽ sụt giảm 0,5%.

Theo các nhà kinh tế, Nhật Bản vẫn chưa đứng trước mối đe cấp bách sẽ rơi vào tình trạng giảm phát. Trong tình cảnh đó, cùng với sự co hẹp nhu cầu và sự chậm lại của các hoạt động kinh tế, vật giá sẽ sụt giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, giảm phát trong thời gian dài sẽ kìm hãm người tiêu dùng chi tiêu và các doanh nghiệp đầu tư, bởi vì họ phải đợi vật giá từ từ giảm xuống.

Nhà kinh tế Randall Jones của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) chuyên phụ trách nghiên cứu kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc cho hay, chúng tôi rất lo lắng tình trạng giảm phát sẽ làm liên lụy đến tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Ông đã đốc thúc BoJ duy trì chính sách lãi suất ở mức cận 0%, tập trung nỗ lực kìm chế giảm phát.

Chỉ số CPI của Nhật Bản đã liên tục trong 6 tháng giảm hơn so với cùng kỳ, trong tháng 8 đã lập mức thấp kỷ lục mới 2,4%. Thị trường dự đoán, số liệu tháng 9 cũng sẽ có mức sụt giảm tương tự, nhưng biên độ giảm có thể có phần thu hẹp hơn chủ yếu là do chịu ảnh hưởng từ sự biến động giá năng lượng. Không kể đến giá thực phẩm và năng lượng, CPI của Nhật Bản trong tháng 8 đã giảm 0,9% so với cùng kỳ.

Mặc dù giá cả hàng hóa của Nhật Bản vẫn cao nhưng trên nhiều mặt từ tiền lương đến giá đồ điện tử đều có thể xuất hiện dấu hiệu giảm phát. Tổng thu nhập tiền mặt của công nhân Nhật Bản trong tháng 8 giảm 2,7% so với cùng kỳ. Theo một báo cáo điều tra của Bộ Lao động Nhật, tiền thưởng năm mà 218 công ty lớn đã lên Sàn chứng khoán Tokyo phải chi trả sẽ giảm 13,1%, ít nhất đó cũng là mức giảm lớn nhất từ năm 1970 cho đến nay.

Ông Ruytaro Kono, nhà kinh tế của BNP Paribas Securities tại Tokyo cho biết, thu nhập tiếp tục giảm đang khiến các hộ gia đình Nhật Bản phải thắt chặt hầu bao. Các doanh nghiệp đang tìm cách giảm giá, họ cảm thấy nếu không làm như vậy thì khó mà sinh tồn được.

Hôm thứ Tư (28/10), chính phủ Nhật Bản cho biết, kim ngạch bán lẻ toàn tháng 9 đã giảm 1,4% so với cùng kỳ, mức giảm liên tiếp trong 13 tháng qua.

Khi giá hàng hóa tăng cao vào năm 2006, các nhà hoạch định chính sách Nhật bản đã từng cho rằng, mối đe dọa từ giảm phát dường như đã biến mất. Nhưng hiện tại, tình trạng giảm phát đang quay trở lại.

Giảm phát có thể lại quay về, nguyên nhân do cơ cấu lâu dài của Nhật Bản, bao gồm cả tình trạng dân số già. Tân chính phủ Nhật Bản đã tung ra một kế hoạch lớn, dự định mỗi năm sẽ chi ra 185 tỷ USD để kích thích tiêu dùng, nhưng rất nhiều nhà kinh tế cho rằng, Nhật Bản nên có các biện pháp kích thích tăng trưởng lâu dài và những cải cách kinh tế.

BoJ dự đoán, trong năm tài khóa kéo dài đến tháng 3/2012, GDP của Nhật sẽ tăng gần 0%. Trước đó theo dự đoán của ngân hàng này, năm nay kinh tế sẽ vẫn suy giảm mất 3,2%, đến năm 2011 mới có thể tăng trưởng 1,2%.

Chuyên gia kinh tế Junko Nishioka cho rằng, những dự đoán về tình trạng giảm phát lâu dài có thể sẽ khiến các doanh nghiệp Nhật Bản thận trọng hơn với các kế hoạch đầu tư của họ.
Trung Quốc: Lợi nhuận ròng trong Q3/2009 của Bank of China tăng 18,83%

Bank of China, một trong 4 tập đoàn ngân hàng quốc doanh hàng đầu Trung Quốc cho biết, lợi nhuận ròng trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 của ngân hàng này đã tăng 18,83% so với cùng kỳ năm 2008, đạt 21,11 tỷ nhân dân tệ, tương đương với 3,1 tỷ đô la Mỹ.

Trung Quốc: Lợi nhuận ròng trong Q3/2009 của ICBC tăng 19,14%

Nhờ hiệu quả của gói kích cầu trị giá 586 tỷ đô la Mỹ của chính phủ Trung Quốc, khối lượng cho vay của các ngân hàng nước này đã gia tăng kỷ lục.

ECB có thể rút lại một số biện pháp thúc đẩy kinh tế vào năm tới

Do cho rằng một số công cụ thúc đẩy sẽ đủ liều để giúp nền kinh tế khu vực vực dậy khỏi cuộc suy thoái vào năm tới.

Đức: Deutsche Bank trích thêm quỹ trả thưởng nhân viên

Do thu được lợi nhuận lớn từ các hoạt động ngân hàng đầu tư và doanh nghiệp của mình, Ngân hàng Deutsche bank của Đức đã trích thêm nguồn quỹ trả thưởng nhân viên của mình. Báo cáo hàng quý mới được công bố đã thể hiện rõ điều này.

Mỹ: Khối ngân hàng vẫn kỳ vọng có mức lương thưởng cao kỷ lục trong năm nay

Tại thủ đô Washington và Main Street, các nhà làm luật đang bỏ phiếu nhằm hạn chế gói trả thưởng trị giá hàng triệu đô-la tại khối ngân hàng.

Mỹ: Hãng bảo hiểm đối mặt với tình trạng khó khăn khi kế hoạch cải cách y tế được Hạ viện thông qua

Các hãng bảo hiểm y tế tại Mỹ đang tích cực tăng thêm phí bảo hiểm song song với việc đấu tranh chống lại việc thành lập một quỹ phi lợi nhuận công theo kế hoạch cải cách hệ thống y tế của Tổng thống Obama.

Pháp: Air France-KLM tiếp nhận chiếc máy bay A380 đầu tiên của họ

A380 là mẫu máy bay thương mại lớn nhất thế giới hiện nay được thiết kế bởi Airbus. Vừa qua sau 2 năm trì hoãn kể từ thời điểm chiếc máy bay đầu tiên được bàn giao cho một hãng hàng không châu Á, chiếc máy bay tiếp theo mới được hoàn chỉnh và bàn giao cho một hãng hàng không ở châu Âu.

Anh: Giá nhà T10/2009 lần đầu tiên ghi nhận mức tăng thường niên kể từ năm 2008

Nền kinh tế Anh đang trên đà hồi phục kéo theo cả thị trường bất động sản tại quốc gia này. Giá nhà trong tháng 10 đã tăng và đây là mức tăng thường niên đầu tiên kể từ năm 2008.

Đức: Volkswagen báo cáo lợi nhuận Q3/2009 sụt giảm 86%

Kinh tế khó khăn đã khiến cho người tiêu dùng thắt chặt ngân sách hơn, do vậy thật dễ hiểu khi mà doanh số tiêu thụ các mẫu xe hạng sang Audi của Volkswagen tỏ ra yếu kém. Điều này góp phần dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận tới 86% trong quý 3 của hãng.

Mỹ: Lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm ít hơn dự đoán trong tuần kết thúc vào ngày 24/10

Tại Mỹ, trong tuần vừa qua, số lượng người nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp được công bố lần đầu đã giảm ít hơn so với dự đoán của các nhà phân tích. Như vậy có thể thấy rằng thị trường lao động Mỹ vẫn còn suy yếu trong bối cảnh nền kinh tế này đã ghi nhận nhiều dấu hiệu hồi phục rõ ràng.

Mỹ: Lượng nhà còn trống chạm ngưỡng 18,8 triệu căn trong Q3/2009

Trong quý 3, khoảng 18,8 triệu căn nhà tại Mỹ ở trong tình trạng bỏ không, khi các ngân hàng tiến hành tịch biên tài sản của những người vay tiền không có khả năng trả nợ đúng hạn, cộng với việc doanh số bán nhà mới đã giảm trong tháng 9 vừa qua.

Nhật Bản: R&I hạ mức xếp hạng tín dụng của Japan Airlines

Nếu Japan Airlines không được bơm thêm vốn, nhưng vẫn phải điều chỉnh lại cấu trúc nợ thì đây sẽ trở thành mối lo lắng lớn đối với các trái chủ của hãng. Do đó, xếp hạng tín dụng của Japan Airlines đã bị hãng xếp hạng R&I của Nhật Bản đánh tụt đến 3 bậc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét