3 tháng 9, 2009

Nhật Bản nỗ lực “bảo toàn” ngôi vị kinh tế lớn thứ 2 thế giới




Theo tờ “Newsweek”, kinh tế Nhật Bản đang không ngừng kiệt quệ. Theo các nhà phân tích, ngôi vị nền kinh tế thứ hai thế giới, danh hiêu “đầu tầu” kinh tế châu Á của Nhật Bản đang phải “đối chọi” với “ngôi sao mới nổi” Trung Quốc. Hiện tại, nỗ lực bảo toàn ngôi vị của mình là thách thức lớn nhất của Nhật Bản.
Lo lắng tụt hậu so với Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc gần đây đã phát động xây dựng ngành ngành công nghiệp ô tô xanh, lĩnh vực này trước kia vốn là ưu thế của Nhật Bản. Một số nhà quan sát Nhật Bản đã ví kế hoạch ô tô xanh của Trung Quốc giống như kế hoạch “vệ tinh nhân tạo” trước kia của Liên Xô cũ, khi đó Liên xô cũ đã thắng Mỹ trong cuộc chiến khoa học công nghệ. Ngoài ra, tín hiệu đồng USD không thể tiếp tục đảm nhiệm tiền tệ dự trữ quốc tế mà Trung Quốc tung ra đã hỗ trợ khá nhiều cho công cuộc quốc tế hóa đồng NDT của Trung Quốc, tạo ra một mối đe dọa trực tiếp tới đồng Yên Nhật. Điều khiến Nhật lo lắng hơn cả chính là việc lãnh đạo Trung Quốc qua lại Washington tiếp tục tiến hành “đối thoại kinh tế chiến lược” với Mỹ, khiến Nhật cảm thấy dường như mình bị đặt ngoài cuộc đối thoại an ninh khu vực.

Nhật Bản lo lắng mình bị yếu thế hơn trong các cuộc đối đầu chính trị và kinh tế ở châu Á, lo sợ tụt hậu trước Trung Quốc. Do đó, Nhật Bản cần phải bắt đầu thích ứng với vai trò mới trong chính trị và kinh tế tại châu Á, bảo đảm không để cho Trung Quốc vượt mặt. Theo các chuyên gia, Nhật Bản cần phải xác định lại vai trò của mình. Từ trước tới nay, mục tiêu của Nhật vẫn là theo đuổi phương Tây, muốn thế giới công nhận địa vị cường quốc của mình.

Tìm kiếm mô hình mới cho quan hệ Trung – Nhật

Một số học giả Mỹ ví vai trò mới của Nhật Bản giống như Canada hay Thụy Sĩ, cả hai nước này đều là các nước giàu, là hai nước lân bang không ngừng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, tình cảnh của Nhật Bản và Canada khác nhau, bởi vì mối quan hệ Canada – Mỹ ổn định hơn mối quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản. Hai nước Trung - Nhật vẫn tồn đọng nhiều vẫn đề trong lịch sử, hơn nữa hai nước thường tranh giành lợi ích về thương mại và an ninh. Để ngăn chặn mối đe dọa trong tương lại đến từ Trung Quốc, cho đến nay, Nhật vẫn luôn tìm cách đối phó với Trung Quốc.

Theo một số chuyên gia, mô hình của Pháp đáng để Nhật học hỏi. Pháp - Đức cùng liên minh lãnh đạo nền kinh tế khu vực Tây Âu, hai nước Trung – Nhật có thể học hỏi theo, cùng lãnh đạo châu Á. Tuy nhiên, Pháp – Đức là liên minh chia sẻ tài nguyên, áp dụng hình thức liên doanh tài nguyên sắt, thép, than đá…. Còn hai nước Nhật – Trung cho đến nay vẫn còn đang tranh chấp lợi ích về nguồn tài nguyên dầu mỏ trên biển.

Muốn mượn Trung Quốc để “phục hưng”

Đối với Nhật Bản, sự phát triển của châu Á nhất thiết phải là thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ với các nước châu Á. Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản đang tìm cách tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á như Australia, Ấn Độ. Theo ông Michael Green, chuyên viên nghiên cứu các vấn đề chiến lược quốc tế: “Nhật Bản thông quan việc tăng cường đầu tư cho Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia để cân đối sức mạnh của Trung Quốc, khống chế ảnh hưởng của Trung Quốc”.

Nhật Bản đang tái tập trung sức lực vào châu Á, nhằm khôi phục hình tượng sức mạnh quan trọng mang tính quốc tế của mình, “trở thành trung tâm kinh tế toàn cầu”, cũng giúp cho việc tăng cường vị trí của Nhật Bản trong các lĩnh vực ngoại giao và chính trị quốc tế. Thắt chặt quan hệ với Trung Quốc sẽ giúp Nhật đóng vai trò bộ máy điều hòa trong mối quan hệ Trung – Mỹ. Nhật còn có thể phát huy vai trò quan trọng trong ngoại giao đa phương. Tuy nhiên, muốn giành lại được ảnh hưởng trong phạm vi toàn cầu, Nhật sẽ còn phải dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế dẫn đầu thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét