THÔNG TIN ẢNH HƯỞNG THỊ TRƯỜNG
Thị trường hồi hộp trước thềm công bố chính sách tiền tệ của FED. Trước đó, vào ngày 18/02 Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chính thức nâng lãi suất chiết khấu áp dụng đối với các khoản vay khẩn cấp trong hệ thống ngân hàng từ 0.5% lên 0.75% khi cho rằng những điều kiện trên thị trường tài chính và sứ khỏe nền kinh tế Mỹ đã cải thiện gây hoảng hối toàn bộ thị trường tiền tệ và tài chính toàn cầu. Ngay sau đó, trong 2 buổi điều trần, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ông Ben Bernanke “nhanh chóng” trấn an thị trường rằng FED sẽ giữ lãi suất cơ bản tiếp tục ở mức thấp trong thời gian dài khi mà thị trường vay thế chấp có sự cải thiện chưa rõ ràng. Hiện lãi suất cơ bản của đồng USD được FED áp dụng từ tháng 12/2008 đến nay ở mức 0- 0.25% mức thấp kỷ lục trong lịch sử của tổ chức này. Ngoài ra, thị trường vàng còn chịu sức ép việc các nước Châu Âu cân nhắc bán vàng nhằm hỗ trợ cho Quỹ tiền tệ Âu Châu (EMF) trong việc giải cứu các quốc gia trong khối đang lâm vào tình trạng nợ nần cao như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý...
Quỹ đầu tư vàng SPDR Gold Trust hiện không có giao dịch nào. Hện lượng nắm giữ của Quỹ đầu tư vàng SPDR Gold Trust vẫn 1,115.51 tấn.
XU HƯỚNG NGẮN HẠN
Như vậy, trong đồ thị H4 cho thấy, Giá vàng giá vàng tiếp tục giao động mạnh xung quanh ngưỡng tâm lý 1,100 và bất chấp nhiều thông tin cơ bản bất lợi cho vàng như Bán vàng của các quốc gia Âu Châu cùng với nhiều khả năng Trung Quốc sẽ thắt chặt cho vay.
Giá vàng hôm qua vẫn bật về cản 1,108. Tuy nhiên đà tăng này chưa củng cố.
Và đồ thị sóng EWO hình thành sóng giảm nhưng đang co lại và đường ETB hướng xuống cho chỉ số Âm trong đồ thị sóng EWO cảnh báo sự điều chỉnh giảm.
2 đường Aroon cắt nhau với đường chỉ đỏ (chỉ báo xu hướng giảm) cắt trên đường chỉ xanh (chỉ báo xu hướng tăng) vẫn trong vùng giảm . Nhưng hiện khoảng cách 2 đường này hẹp dần. Đồng thời, Chỉ số OSC bất ngờ cho chỉ số Âm (-0.52) và có chiều hướng lên cảnh báo đảo chiều.
Như vậy, nhiều khả năng giá sẽ điều chỉnh lại vùng 1,100.
Các mức cản quan trọng trong ngày 16/03 :
Các mức cản trên : 1,108 - 1,114 - 1,118 - 1,123 - 1,132 - 1,141 -1,155
Các mức cản dưới : 1,104 - 1,100 - 1,096 - 1,084 - 1,176
Tham khảo chiến lược Mua ( vẫn còn giá trị hôm qua)
+ Canh Mua tại vùng 1,100 - 1,104, chốt lời ở mức 1,123 , cắt lỗ ở 1,096.
Tham khảo chiến lược Bán
+Canh Bán điều chỉnh ở vùng 1,114-1,118 muc tiêu 1,104, cắt lỗ 1,123
+ Canh Bán khi giá rơi vượt ngưỡng 1,100 vào vùng 1,096-1,094 muc tiêu 1,084, cắt lỗ 1,103
(thông tin chỉ mang tính tham khảo cho nhà đầu tư)
XU HƯỚNG DÀI HẠN
Phân tích theo sóng Elliott
Xu hướng dài hạn với đồ thị sóng EWO hình thành sóng tăng đang co lại nhưng đường ETB hướng lên trong đồ thị sóng EWO dấu hiệu chưa rõ ràng.
Chỉ số OSC vẫn cho chỉ số dương với giá trị > 1.0 và 2 đường Aroon bao gồm đường chỉ xanh (chỉ báo xu hướng tăng) vẫn cắt trên đường chỉ đỏ ( chỉ báo xu hướng giảm) cho thấy xu hướng tăng còn tiếp. Và khoảng cách 2 đường này hẹp cảnh báo đà tăng chưa vững chắc.
Đồng thời, vùng ngưỡng quan trọng 1,141 - 1,155 quyết định toàn bộ cục diện tăng giá của vàng trong năm nay. Đây sẽ là vùng mà giá sẽ mất khá nhiều thời gian để vượt qua nhằm đảm bảo xu hướng tăng mạnh. Theo dự báo giá sẽ xoay quanh vùng này cho tới tuần 3 của tháng 3. Như dự đoán cho đỉnh sóng 5 ước đoán sẽ ở 1,323 - 1,333.
Phân tích theo Ichimoku -" Còn nhiều hy vọng Vàng phục hồi - khi mây đỏ mở rộng"
Trong đồ thị Daily với công cụ Ichimoku cho thấy đám mây Kumo xanh hoàn toàn chấm dứt, đồng thời xuất hiện đám mây Kumo đỏ - cảnh báo giá tăng mạnh nếu đám mây này hình thành và mở rộng ra sẽ trở thành vùng hỗ trợ cho giá tăng.
Hiện giá vẫn đang giao dịch trong vùng mây Kumo xanh, nếu vượt sẽ là lúc đà tăng hoàn toàn xác lập. Hiện đường Chikou (xanh nhạt) đã cắt trên đường giá cùng với đường Tenkan ( đỏ) cắt Kijun (xanh) dưới đám mây Kumo xanh và 2 đường này đang gia tăng khoảng cách củng có đà tăng.
MACD cho dấu hiệu đảo chiều.
Phân tích theo mối tương quan giữa USD và hàng hóa trong dài hạn
Trong đồ thị Daily dưới chúng ta tiến hành đánh giá mối quan hệ dài hạn của Đồng USD ( Đường màu xanh) và thị trường hàng hóa - Vàng. Theo đó, nếu tính từ thời điểm xảy ra khủng hoảng 2007-2008 đến nay, thì xu hướng đồng USD có mối quan hệ nghịch chiều với Vàng.
Hiện cả Vàng và USD đang đi sóng điều chỉnh Hamonic ( OA-BC). Với vàng là mô hình điều chỉnh giảm tương ứng mô hình tăng của USD. Hiện đang là thời điểm để cả USD và Vàng sẽ chấm đứt mô hình điều chỉnh này khi đó USD vẫn đà giảm trong dài hạn, và vàng sẽ phục hồi.
Chỉ số USD index hiện đã phá gãy đường giá đỡ tăng cảnh báo xu hướng đồng USD nhiều khả năng giảm.
Đống thời, xét về dài hạn vàng vẫn nằm trong xu thế tăng sau khi chấm dứt mô hình Hamonic.
Nên chú ý rằng, mối tương quan tỷ lệ nghịch này chỉ có giá trị trong dài hạn còn thời điểm ngắn hạn thường có biến động thất thường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét