|
Cuộc khủng hoảng này so với Đại khủng hoảng của những năm 30 cũng không kém phần nghiêm trọng và là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trầm trọng nhất sau Đại chiến thế giới II. Nó đã thay đổi toàn thế giới. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã lộ ra những tia sáng, nhưng kinh tế thế giới thời đại hậu khủng hoảng sẽ đi theo chiều hướng nào vẫn còn dày đặc sương mù.
Ngày 15/9/2008, phố Wall lại một lần nữa gặp biến cố do chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp thứ cấp. Sáng sớm hôm đó, Ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ với lịch sử 158 năm Lehman Brothers tuyên bố nộp đơn bảo hộ phá sản. Sự kiện này đã nhanh chóng lây lan tác động mạnh mẽ tới toàn cầu, đánh dấu sự tan vỡ bong bóng nhà đất Mỹ và khiến cho cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp thứ cấp diễn biến thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Cùng ngày hôm đó, từ New York đến London, từ Tokyo đến Berlin, thị trường cổ phiếu toàn cầu đồng loạt rớt điểm, đa số các chỉ số chính đều trượt hơn 3%.
Làn sóng rớt giá của thị trường đã khiến cho thị trường New York mất đi chức năng bơm vốn. Cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát từ tháng 9/2008 kéo dài cho tới cuối năm nay, chưa có một công ty nào bơm vốn vào thị trường. Đây là thời kỳ “vốn cạn khô”lập kỷ kục dài nhất từ cuối thập niên 70 tới nay.
Mỹ nợ nần chồng chất, cơ quan đánh giá tín dụng không còn nhiệm vụ, giám sát quản lý tài chính Mỹ bất lực, hệ thống tín dụng với đồng USD làm chủ lực đều là những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính lần này.
Cơn bão tài chính này không chỉ nuốt gọn nhiều doanh nghiệp mà còn làm lung lay lý thuyết thị trường tự do, được xem như là chuẩn mực cho rất nhiều quốc gia phát triển trong nhiều năm qua, đã thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của các một số nước, xây đắp lại trật tự kinh tế quốc tế.
Cuộc khủng hoảng tài chính lần này có lẽ là cuộc khủng hoảng tín nhiệm nghiêm trọng nhất mà nền kinh tế thị trường tự do chưa từng trải qua. Mỹ vẫn theo đuổi lý luận kinh tế thị trường tự do, chủ trương dựa vào “bàn tay vô hình” của thị trường để điều chỉnh các hoạt động kinh tế. Vai trò can thiệp của chính phủ khá yếu ớt. Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng, chính phủ Mỹ đã buôc phải tăng cường sự can thiệp vào nền kinh tế. Về chính sách của chính phủ, Mỹ tung ra kế hoạch giảm thuế, kích thích kinh tế với quy mô lớn. Về chính sách tiền tệ, Mỹ liên tục giảm lãi suất, đấu giá khoản vay ngắn hạn, tiếp quản hai Tập đoàn bất động sản lớn nhất của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac.
Cuộc khủng hoảng lần này còn gióng lên một hồi chuông cảnh báo về “cách sống của Mỹ” và tuyên cáo mô hình tăng trưởng mới đã xuất hiện. Chính quyền Obama ngày càng đưa ra tín hiệu với giới báo chí rằng, Mỹ sẽ không tiếp tục là một nước tiêu dùng và nhập khẩu cuối cùng của thế giới. Cố vấn kinh tế của Nhà trắng Larry Summers cho biết, Mỹ cần phải chuyển dịch kinh tế theo mô hình tiêu dùng sang mô hình xuất khẩu, cần phải chuyển từ phục thuộc hoạt động tài chính sang phát triển công nghiệp. Bộ trưởng Tài chính Mỹ T. Geithner và các quan chức chính phủ cấp cao khác đều cho rằng, cần làm cân bằng lại sự phát triển kinh tế Mỹ.
Đối mặt với cuộc khủng hoảng đang hoành hành, chính phủ các nước trên thế giới lần lượt tung ra hàng loạt các biện pháp ứng cứu, nhưng đơn độc chống là rất khó khăn, khủng hoảng mang tính toàn cầu cần có sự đối phó liên thủ của thế giới.
Ngày 15/11/2008, lãnh đạo nhóm G20 đề tề tựu tại Washington đã mở màn cho cuộc chống khủng hoảng tài chính của toàn cầu. Hệ thống các nền kinh tế chủ yếu thế giới đã tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài chính, nhiều lần dấy lên làn sóng hạ lãi suất và bơm vốn, liên tiếp đưa ra các gói kích cầu khổng lồ.
Số liệu thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho thấy, cho đến tháng 6 năm nay, tổng giá trị của gói kích cầu mà các nước thành viên G20 đã cam kết lên tới 11900 tỷ USD. Trong cuộc khủng hoảng lần này G20 trỗi dậy nhanh chóng, đã phản ánh sức mạnh quốc tế trong nhiều năm qua đang không ngừng nghiêng sang các nước đang phát triển, biểu hiện trước hết ở sự đa dạng hóa quan hệ quốc tế, xu thế tất yếu của sự phát triển dân chủ hóa. Khủng hoảng tài chính đã xây đắp lại trật tự kinh tế quốc tế.
Ngày 15/9/2008, phố Wall lại một lần nữa gặp biến cố do chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp thứ cấp. Sáng sớm hôm đó, Ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ với lịch sử 158 năm Lehman Brothers tuyên bố nộp đơn bảo hộ phá sản. Sự kiện này đã nhanh chóng lây lan tác động mạnh mẽ tới toàn cầu, đánh dấu sự tan vỡ bong bóng nhà đất Mỹ và khiến cho cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp thứ cấp diễn biến thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Cùng ngày hôm đó, từ New York đến London, từ Tokyo đến Berlin, thị trường cổ phiếu toàn cầu đồng loạt rớt điểm, đa số các chỉ số chính đều trượt hơn 3%.
Làn sóng rớt giá của thị trường đã khiến cho thị trường New York mất đi chức năng bơm vốn. Cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát từ tháng 9/2008 kéo dài cho tới cuối năm nay, chưa có một công ty nào bơm vốn vào thị trường. Đây là thời kỳ “vốn cạn khô”lập kỷ kục dài nhất từ cuối thập niên 70 tới nay.
Mỹ nợ nần chồng chất, cơ quan đánh giá tín dụng không còn nhiệm vụ, giám sát quản lý tài chính Mỹ bất lực, hệ thống tín dụng với đồng USD làm chủ lực đều là những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính lần này.
Cơn bão tài chính này không chỉ nuốt gọn nhiều doanh nghiệp mà còn làm lung lay lý thuyết thị trường tự do, được xem như là chuẩn mực cho rất nhiều quốc gia phát triển trong nhiều năm qua, đã thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của các một số nước, xây đắp lại trật tự kinh tế quốc tế.
Cuộc khủng hoảng tài chính lần này có lẽ là cuộc khủng hoảng tín nhiệm nghiêm trọng nhất mà nền kinh tế thị trường tự do chưa từng trải qua. Mỹ vẫn theo đuổi lý luận kinh tế thị trường tự do, chủ trương dựa vào “bàn tay vô hình” của thị trường để điều chỉnh các hoạt động kinh tế. Vai trò can thiệp của chính phủ khá yếu ớt. Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng, chính phủ Mỹ đã buôc phải tăng cường sự can thiệp vào nền kinh tế. Về chính sách của chính phủ, Mỹ tung ra kế hoạch giảm thuế, kích thích kinh tế với quy mô lớn. Về chính sách tiền tệ, Mỹ liên tục giảm lãi suất, đấu giá khoản vay ngắn hạn, tiếp quản hai Tập đoàn bất động sản lớn nhất của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac.
Cuộc khủng hoảng lần này còn gióng lên một hồi chuông cảnh báo về “cách sống của Mỹ” và tuyên cáo mô hình tăng trưởng mới đã xuất hiện. Chính quyền Obama ngày càng đưa ra tín hiệu với giới báo chí rằng, Mỹ sẽ không tiếp tục là một nước tiêu dùng và nhập khẩu cuối cùng của thế giới. Cố vấn kinh tế của Nhà trắng Larry Summers cho biết, Mỹ cần phải chuyển dịch kinh tế theo mô hình tiêu dùng sang mô hình xuất khẩu, cần phải chuyển từ phục thuộc hoạt động tài chính sang phát triển công nghiệp. Bộ trưởng Tài chính Mỹ T. Geithner và các quan chức chính phủ cấp cao khác đều cho rằng, cần làm cân bằng lại sự phát triển kinh tế Mỹ.
Đối mặt với cuộc khủng hoảng đang hoành hành, chính phủ các nước trên thế giới lần lượt tung ra hàng loạt các biện pháp ứng cứu, nhưng đơn độc chống là rất khó khăn, khủng hoảng mang tính toàn cầu cần có sự đối phó liên thủ của thế giới.
Ngày 15/11/2008, lãnh đạo nhóm G20 đề tề tựu tại Washington đã mở màn cho cuộc chống khủng hoảng tài chính của toàn cầu. Hệ thống các nền kinh tế chủ yếu thế giới đã tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài chính, nhiều lần dấy lên làn sóng hạ lãi suất và bơm vốn, liên tiếp đưa ra các gói kích cầu khổng lồ.
Số liệu thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho thấy, cho đến tháng 6 năm nay, tổng giá trị của gói kích cầu mà các nước thành viên G20 đã cam kết lên tới 11900 tỷ USD. Trong cuộc khủng hoảng lần này G20 trỗi dậy nhanh chóng, đã phản ánh sức mạnh quốc tế trong nhiều năm qua đang không ngừng nghiêng sang các nước đang phát triển, biểu hiện trước hết ở sự đa dạng hóa quan hệ quốc tế, xu thế tất yếu của sự phát triển dân chủ hóa. Khủng hoảng tài chính đã xây đắp lại trật tự kinh tế quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét