23 tháng 8, 2009

Đằng sau hành động “ca tụng” Trung Quốc của Mỹ




Theo Hãng tin Kyodo (Nhật Bản) có đăng một bài báo nhận định, trong cục diện mới của hệ thống tiền tệ thế giới, Mỹ quá “ca tụng” Trung Quốc. Tuy nhiên, liệu Mỹ có thực sự muốn “ca tụng” Trung Quốc, đằng sau hành động này là gì?
Cùng với sự bùng nổ khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngôi vị bá chủ của đồng USD bắt đầu bị lung lay, các cuộc tranh luận xoay quanh việc cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế nổ ra mạnh mẽ. Thế lực các bên tranh giành lợi ích từ hệ thống mới không ngừng gia tăng.

Trong đối thoại kinh tế chiến lược Trung – Mỹ cuối tháng 7 vừa qua, Tổng thống Mỹ B.Obama và Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton đều đã đánh giá cao tầm quan trọng hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trung Quốc, với nguồn dự trữ ngoại tệ hơn 2000 tỷ USD (đa số là mua lại tài sản đồng USD), với tư cách là chủ nợ lớn nhất của Mỹ đã không ngừng “hút máu” Mỹ. Còn Mỹ, nước tiêu dùng lớn nhất thế giới lại cung cấp một thị trường xuất khẩu khổng lồ, lôi kéo ngành chế tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Geithner đã từng hình dung hai nước theo mối quan hệ “cùng hội cùng thuyền”.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính lần này, Trung Quốc đã đi trước châu Âu và Nhật Bản trong việc tung ra gói kích cầu khổng lồ trị giá 585 tỷ USD. Mặc dù Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã từng nhiều lần không hài lòng với những phát ngôn về hệ thống đồng USD hiện hành, nhưng trong vấn đề duy trì sở hữu tín dụng đồng USD, Mỹ - Trung có quan hệ lợi hại chung.

Trong quá trình đối thoại Mỹ - Trung, xuất phát từ những lo lắng của Trung Quốc đối với trái phiếu chính phủ Mỹ, ông Geithner cam kết sẽ hạ thấp bội chi ngân sách Mỹ đến năm 2013 xuống mức có thể. Mặc dù nhiệm kỳ trước đã từng chỉ trích Trung Quốc làm giảm tỷ giá ngoại tệ đồng NDT, nhưng để duy trì ổn định đồng USD, ông này đã thay đổi thái độ cứng rắn của mình thậm chí khi phát ngôn tại Quốc hội, ông còn cho rằng, “số lần can thiệp vào ngoại tệ của Chính phủ Trung Quốc đã giảm dần. Trung Quốc thông qua gói kích cầu để đảm nhiệm vai trò ổn định kinh tế toàn cầu, rất đáng kể”.

Trên thực tế, ý đồ của Mỹ - nước chịu tác động nặng nề từ trong cuộc khủng hoảng tài chính lờ mờ có thể thấy, Mỹ muốn thông qua việc “ca tụng” Trung Quốc để giúp Mỹ vượt qua khủng hoảng, đồng thời còn đang miêu tả chiến lược thời đại hậu khủng hoảng hiện tại. Mặc dù vai chính trong trò chơi này là Mỹ, nhưng liệu Trung Quốc có cam tâm tình nguyện làm vai phụ mãi? Trò chơi giữa hai nước khiến cho chúng ta tò mò mong chờ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét