1. THÔNG TIN KINH TẾ
1.1 Châu Mỹ
Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cho biết, vào ngày 10/4 họ đã tiếp quản Ngân hàng Cap Fear Bank ở bang
Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ yêu cầu hãng xe lớn nhất nước này là GM thu hồi khoảng 1,5 triệu xe sedan do bị rỉ dầu, có thể gây cháy. Yêu cầu thu hồi xe mà NHTSA (National Highway Traffic Safety Administration) đưa ra làm General Motors tiếp tục lún sâu vào khó khăn. Giữa lúc doanh số đi xuống, lỗ hàng tỷ USD thì vụ thu hồi sẽ làm tốn thêm ngân sách cho việc sữa chữa, đồng thời hạ uy tín của hãng xe lớn nhất Mỹ.
General Growth Properties, hãng sở hữu chuỗi trung tâm mua sắm lớn thứ 2 của Mỹ, nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau khi không thể trả được khoản nợ 27 tỷ USD. Tính trong tháng 3, số vụ xin bảo hộ phá sản tại Mỹ là 130,381 vụ, tăng 46% so với tháng 3 năm trước và tăng 81% so với tháng 3/2007.
Goldman Sachs công bố báo cáo kinh doanh quý I lãi 1.66 tỷ đôla, mức chi trả cổ tức 3,39 đôla, vượt xa dự đoán ban đầu của giới phân tích. Goldman có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu nhằm huy động 5 tỷ đôla trong nỗ lực hoàn trả lại khoản vay 10 tỷ đôla từ gói cứu trợ của Chính phủ.
JPMorgan Chase đã cho biết lợi nhuận sau thuế trong quý 1/2009 đạt 1.52 tỷ USD, tương đương 40 cent/cổ phiếu – giảm 33.6% so với cùng kỳ năm trước.
Citigroup cho biết lợi nhuận của cổ đông phổ thông ngân hàng trong quý 1/2009 là -966 triệu USD, tương đương -18 cent/cổ phiếu, từ mức lỗ 5.19 tỷ USD (-1.03 USD/cổ phiếu) trong quý 1/2008. Doanh thu quý 1/2009 của Citigroup đã tăng gấp đôi lên 24.79 tỷ USD.
Tập đoàn General Electric đã công bố lợi nhuận sau thuế của cổ đông phổ thông trong quý 1/2009 đạt 2.74 tỷ USD, tương đương 26 cent/cổ phiếu – giảm 36% so với 4,3 tỷ USD (43 cent/cổ phiếu) trong quý 1/2008. Doanh thu của General Electric trong quý 1 giảm 9% so với cùng kỳ năm trước, xuống 38.41 tỷ USD.
Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra tối hậu thư cho General Motors, hạn chót cho tập đoàn này hoàn thành các thủ tục bảo hộ phá sản là trước 1/6.
Hãng chế tạo máy bay lớn thứ 2 thế giới Boeing sau tuyên bố cắt giảm sản xuất trong nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận trong năm tài khóa 2009.
Yahoo Inc đang chuẩn bị cắt giảm hàng trăm việc làm trong tiến trình cắt giảm đầu tiên từ khi Carol Bartz lên làm giám đốc điều hành hồi tháng 1. Việc cắt giảm này có thể được thông báo vào thứ 3 tới trong báo cáo tài chính quý 1 của Yahoo. Yahoo là nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn thứ 2 tại Mỹ, vào cuối năm 2008 có 13,600 nhân viên, giảm hơn 1,600 nhân viên so với quý 3/2008. Công ty này đã dự đóan doanh số trong quý 1 có thể giảm 16% xuống $1.53 tỷ.
Google Inc đã công bố kết quả báo cáo lợi nhuận trong quý 1 nằm ngoài ước tính trước đó của các chuyên gia phân tích. Lợi nhuận ròng của Google Inc trong quý 1 tăng 1.4 tỷ USD, tương đương tăng 4.49 USD/cổ phiếu, từ mức 1.3 tỷ USD tương đương 4.12 USD/cổ phiếu so với cùng kỳ năm ngoái.
1.2 Châu Âu
Giám đốc điều hành của UBS cho biết UBS sẽ công bố thua lỗ quý đầu tiên có thể đạt mức 2 tỷ CHF ($1.74 tỷ) và dự định sẽ cắt giảm 8,700 việc làm đồng thời cảnh báo rằng ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ này phải đối mặt với tương lai bất ổn. Tại cuộc họp thường niên của ngân hàng , Giám đốc Oswald Gruebel đã hướng mục tiêu cắt giảm 67.500 nhân viên vào năm 2010 nhằm tiết kiệm 4 tỷ CHF. Cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến ngân hàng này phải thông báo thua lỗ khoảng $50 tỷ và cắt giảm khoảng 11.000 việc làm từ giữa năm 2007, đồng thời cổ phiếu của ngân hàng này cũng mất gần ¾ giá trị trong 12 tháng qua khi phải nỗ lực chống đỡ để phục hồi.
Theo Tập đoàn tư vấn quản trị Hay Group, tháng 3/2009 có 37% số công ty ở Anh đã phải cắt giảm nhân công, gần gấp đôi so với tháng 11/08, còn 38% các công ty phải nợ lương nhân viên.
Tại Nga, hiện nay số người thất nghiệp đăng ký đã lên tới 2.2 triệu người và tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng.
1.3Châu Á
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cho biết, tổ chức này sẽ tăng vốn từ 53 tỷ USD lên 165 tỷ USD.
Thủ tướng Nhật ông Taro Aso thông báo gói kích thích kinh tế trị giá 15.4 nghìn tỷ JPY (tương đương 153 tỷ USD) với kỳ vọng gói kích thích này có thể sẽ hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho hay vào ngày 11-04 vừa qua rằng ngân hàng sẽ đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế, cho thấy dấu hiệu các nhà ban hành chính sách đang nỗ lực tìm kiếm phương cách bình ổn bất ổn tín dụng với khoản cho vay mới tăng gấp 6 lần tới 1.89 nghìn tỷ CNY (tương đương 277 tỷ USD) vào tháng 3 vừa qua.
Trung Quốc vừa công bố tăng trưởng GDP của nước này quý I/2009 là 6.1%, đây là mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua và giảm 0.7% so quý trước đó. Cũng trong tháng 3 chỉ số sản xuất công nghiệp của nước này tăng 5% so với tháng 1 và 2, cung tiền M2 tăng 25.5%. Quý 1, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng thêm 7.7 tỷ USD lên 1,953.7 tỷ USD.
1.4.Việt
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 17/4 đã ký quyết định hỗ trợ lãi suất vốn vay mua sắm máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất 100% và 4% đối với các khoản vay ngắn, trung hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân vay để mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.
Theo trung tâm thông tin của Bộ thương mại cho biết, nhập khẩu đã bắt đầu tăng trở lại tuy nhiên khó tăng mạnh. Dự báo nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2009 giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Về xuất khẩu, theo đề nghị của Bộ Công thương, Chính phủ nên hạ mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2009 từ mức 13% xuống còn 3%. Còn theo một số tính toán trước đó, xuất khẩu năm 2009 phương án khả quan cũng chỉ tăng 2.1%, còn phương án bi quan giảm 10%.
Về tăng trưởng kinh tế, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng 5% mà chính phủ vừa điều chỉnh cũng khó đạt được. Quý 1, kinh tế chỉ tăng trưởng 3.1%, vậy những quý còn lại kinh tế phải tăng trưởng trên 5% mới đạt được mục tiêu này. Mặt khác, sự phục hồi của kinh tế Viêt
1.5.Công bố đã thông tin trong tuần
GIỜ VIỆTNAM | QUỐC GIA | TIN CÔNG BỐ | KỲ NÀY | DỰ BÁO | KỲ TRƯỚC |
Thứ hai, 13/4 | | | | | |
Cả ngày | Úc | Nghỉ lễ | | | |
Cả ngày | Châu Âu | Nghỉ lễ | | | |
Cả ngày | Anh | Nghỉ lễ | | | |
Cả ngày | | Nghỉ lễ | | | |
Thứ ba, 14/4 | | | | | |
19:30 | Mỹ | Doanh số bán lẽ lõi | -0.9% | 0.10% | 0.70% |
19:30 | Mỹ | PPI | -1.20% | 0.00% | 0.10% |
19:30 | Mỹ | Doanh số bán lẽ | -1.1% | 0.30% | -0.10% |
19:30 | Mỹ | PPI lõi | 0.0% | 0.10% | 0.20% |
21:30 | Mỹ | Evans thành viên FOMC phát biểu | | | |
Thứ tư, 15/4 | | | | | |
0:30 | Mỹ | Chủ tịch Bernanke phát biểu | | | |
6:01 | Anh | RICS công bố giá nhà | -73.1% | -77.20% | -78.10% |
19:30 | Mỹ | CPI lõi | 0.2% | 0.10% | 0.20% |
19:30 | Mỹ | CPI | 0.1% | 0.10% | 0.40% |
19:30 | Mỹ | Chỉ số SX bang Newyork | -14.7 | -35 | -38.2 |
20:00 | Mỹ | Chứng khoán dài hạn ròng | 22.0 tỷ | 17.3 tỷ | -43.0 tỷ |
20:15 | Mỹ | Khả năng sử dụng nguồn vốn | 69.3% | 69.7% | 70.3% |
20:15 | Mỹ | Sản lượng công nghiệp | -1.5% | -0.9% | -1.5% |
21:30 | Mỹ | Dự trữ dầu thô | 5.6tr | 2.0tr | 1.7tr |
Thứ năm, 16/4 | | | | | |
06:01 | Anh | BRC công bố doanh số bán lẽ | -1.2% | | -1.80% |
16:00 | Châu Âu | CPI | 0.6% | 0.60% | 0.60% |
16:00 | Châu Âu | CPI lõi | 1.5% | 1.40% | 1.70% |
16:00 | Châu Âu | Sản lượng công nghiệp | -2.3% | -2.50% | 0.024 |
19:30 | Mỹ | Giấy phép xây dựng | 0.51tr | 0.55tr | 0.56tr |
19:30 | Mỹ | Công bố thất nghiệp | 610K | 657K | 654K |
19:30 | Mỹ | Nhà khởi công | 0.51tr | 0.54tr | 0.58tr |
21:00 | Mỹ | Chỉ số SX của Fed bangPhiladelphia | -24.4 | -31.8 | -35 |
Thứ sáu, 17/4 | | | | | |
0:00 | Mỹ | Lockhart thành viên FOMC phát biểu | | | |
10:00 | Châu Âu | Chủ tịch Trichet phát biểu | | | |
16:00 | Châu Âu | Cán cân thương mại | -4.0 tỷ | -3.4 tỷ | -5.5 tỷ |
18:00 | | CPI lõi | 0.3% | 0.2% | 0.5% |
18:00 | | CPI | 0.2% | 0.3% | 0.7% |
20:55 | Mỹ | UoM công bố niềm tin tiêu dùng | 61.9 | 58.4 | 57.3 |
23:30 | Mỹ | Chủ tịch Bernanke phát biểu | | | |
2.THÔNG TIN CHỨNG KHOÁN
2.1Thế giới
TTCK Mỹ có tuần giao dịch thành công thứ 6 liên tiếp nhờ nhiều thông tin tốt (xem bảng công bố thông tin và thông tin tổng hợp trong tuần) trong đó đáng kể là lợi nhuận của các NH hàng đầu trong Quý I/2009 gia tăng đáng kể.
Chứng khoán | Tuần này | Tuần trước | Thay đổi | % thay đổi |
Dow | 8131.33 | 8083.38 | 47.95 | 0.59% |
Nasdaq | 1673.07 | 1652.54 | 20.53 | 1.24% |
S&P 500 | 869.60 | 856.56 | 13.04 | 1.52% |
MerVal | 1258.47 | 1163.10 | 95.37 | 8.20% |
Bovespa | 45778.28 | 45538.71 | 239.57 | 0.53% |
TSX | 9437.65 | 9187.12 | 250.53 | 2.73% |
IPC | 22234.84 | 20530.63 | 1704.21 | 8.30% |
AEX | 243.81 | 232.84 | 10.97 | 4.71% |
FTSE 100 | 4092.80 | 3983.71 | 109.09 | 2.74% |
DAX | 4676.84 | 4491.12 | 185.72 | 4.14% |
CAC 40 | 3091.96 | 2974.18 | 117.78 | 3.96% |
Nikkei | 8907.58 | 8964.11 | -56.53 | -0.63% |
Hang Seng | 15601.27 | 14901.41 | 699.86 | 4.70% |
| 2503.93 | 2444.22 | 59.71 | 2.44% |
Straits | 1896.56 | 1828.51 | 68.05 | 3.72% |
| 1634.79 | 1465.75 | 169.04 | 11.53% |
NZX 50 | 2711.26 | 2571.14 | 140.12 | 5.45% |
TSEC | 5755.38 | 5781.96 | -26.58 | -0.46% |
Sensex | 11023.09 | 10803.86 | 219.23 | 2.03% |
Nifty | 3384.40 | 3342.05 | 42.35 | 1.27% |
VNIndex | 334.14 | 325.05 | 9.09 | 2.80% |
HASTC Index | 122.56 | 118.58 | 3.98 | 3.36% |
2.2 Việt
TTCK trong tuần hòa mình với thế giới khi có tuần thứ 6 tăng điểm. Ngoài ra các thông tin tốt trong nước cũng hỗ trợ rất lớn cho thị trường này (xem thông tin tổng hợp trong tuần). Tuần này cũng chứng kiến đợt giao dịch tăng kỷ lục mà ngay cả khi TTCK ở mức 1,000 điểm cũng khó đạt được.
| Tuần (30/03-03/04/09) | Tuần (30/03-03/04/09) | |||||
A - TOÀN THỊ TRƯỜNG | |||||||
KL Giao dịch | 158.166.376,000 | 233.789.522,000 | |||||
GT Giao dịch (Tỷ VNĐ) | 3.894,157 | 6.243,935 | |||||
B – CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI | |||||||
| Mua | Bán | Chênh lệch | Mua | Bán | Chênh lệch | |
KL Giao dịch | 6.737.240 | 17.175.170 | -10.437.930 | 15.892.350 | 19.646.956 | -3.754.606 | |
GT Giao dịch (Ngàn VNĐ) | 234.713.504 | 421.280.551 | -186.567.047 | 606.235.732 | 577.124.708 | 29.111.024 | |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI & DẦU
3.1Thế giới
NHTW Trung Quốc cho biết, lượng dự trữ tiền tệ của quốc gia nắm giữ lớn nhất thế giới này đã giảm xuống còn 1,9121 nghìn tỉ USD từ mức 1,9135 nghìn tỉ USD của tháng trước đó. Tuy nhiên, mức dự trữ tiền tệ này đã được bù đắp và nâng lên thành 1,9537 nghìn tỷ vào cuối tháng 03.
Dự trữ ngoại hối của Nga – quốc gia có mức dự trữ ngoại hối lớn thứ 3 trên thế giới giảm trong hai tuần liên tiếp do sức tăng của đồng USD. Ngân hàng trung ương Nga cho hay lượng dự trữ ngoại hối của nước này đã giảm 1.1 tỷ USD trong tuần kết thúc ngày 10-04 xuống còn 383.9 tỷ USD.
Lượng vàng dự trữ của ECB tính trong tuần đến hết ngày 10/4 giảm 3 triệu euro xuống mức 241,669 triệu euro. Số lượng giảm này phán ánh việc bán vàng của một Ngân hàng Trung Ương thuộc khu vực đồng euro. Số lượng vàng đã được bán trong tuần khoảng 42 kg tại mức giá trung bình khoảng 662 euro/oz hay $880/z.
| Tuần này | Tuần trước | Thay đổi | % thay đổi |
USD Index / USDX | 85.99 | 85.56 | 0.43 | 0.50% |
EUR/USD | 1.3045 | 1.3189 | -0.0144 | -1.09% |
GBP/USD | 1.48 | 1.4678 | 0.0122 | 0.83% |
USD/JPY | 99.17 | 100.26 | -1.09 | -1.09% |
USD/CHF | 1.1655 | 1.1547 | 0.0108 | 0.94% |
AUD/USD | 0.7226 | 0.7195 | 0.0031 | 0.43% |
USD/CAD | 1.2133 | 1.2259 | -0.0126 | -1.03% |
NZD/USD | 0.5685 | 0.5835 | -0.015 | -2.57% |
Dầu thô ngọt nhẹ | 50.33 | 52.24 | -1.91 | -3.66% |
Dầu thô biển Bắc | 52.36 | 53.77 | -1.41 | -2.62% |
XAU/USD (Spot Gold) | 869.05 | 881.9 | -12.85 | -1.46% |
XAG/USD (Spot Silver) | 11.9125 | 12.3975 | -0.485 | -3.91% |
Vàng VN (Ngàn VND) | 19,450 | 19,550 | -100 | -0.51% |
Quy đổi từ vàng thế giới (Ngàn VND) | 18,843 | 19,100 | -257 | -1.35% |
Các NHTW và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nắm giữ tổng cộng 29,697.1 tấn vàng. Các nước giữ vàng lớn nhất thế giới tính đến tháng mười hai 2008 là Hoa Kỳ với 8,133.5 tấn. Đức (3,412.6 tấn), Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (3,217.3 tấn), Ý (2,451.8 tấn), Pháp (2,444.8 tấn) và Thụy Sĩ (1,040.1 tấn). Ngoài ra còn có Quỹ đầu tư vàng hoán đổi lớn nhất thế giới của tư nhân là SPDR Gold Shares nắm giữ 1,127.68 tấn vàng. Tuy nhiên trong tuần Quỹ này đã bán 21.7 tấn đưa trữ lượng giảm xuống còn 1,105.98 tấn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giá vàng rớt trong tuần.
Thị trường năng lượng
Nhu cầu dầu hàng ngày tại Mỹ trung bình là 18.9 triệu thùng, giảm 4.4% so với năm ngóai. Mặc dù lượng dự trữ tăng ít hơn dự đóan những dự trữ dầu vẫn đang ở mức cao nhất trong 16 năm. Khi nhu cầu dầu giảm, thì lượng dự trữ dầu có thể vẫn đứng ở mức cao trong các tuần tới. Biên bản cuộc họp FOMC cho thấy GDP của Mỹ khó có khả năng tăng trong 1 vài quý tới và tỉ lệ thất nghiệp dự đóan tăng. Điều này sẽ tác động xấu tới nhu cầu nhiên liệu.
Tổ chức Năng lượng Quốc tế dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới có thể tụt xuống mức thấp nhất trong 5 năm tới.
Trong tuần dự trữ dầu thô ở Mỹ đã tăng 5.67 triệu thùng lên 366.7 triệu thùng trong tuần trước, mức cao nhất từ tháng 9/1990.
3.2 Việt
Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng thương mại, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến ngày 17/4 đạt 236.820 tỷ đồng. Như vậy, so với ngày 10/4, dư nợ cho vay của chương trình này đã tăng 18.396 tỷ đồng, tương đương tăng 8,42%.
Tỷ giá USD/VND kỳ hạn 12 tháng của Bloomberg trong tuần giao động quanh 19,500 – 19,650.
Tỷ giá USD/VND vượt 18,000 đồng.
Hiện nay, giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng thế giới 600 đến 800 nghìn đồng/lượng. Điều này đang báo hiệu tình trạng nhập siêu vàng có thể tái diễn tương tự năm 2008.
4 THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
4.1 Thế giới
Thông tin nổi bật là Chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ mạnh mẽ các NH nhằm khôi phục lại việc kinh doanh đổi lại việc họ phải giảm việc tịch biên nhà cửa của người dân.
4.2 Việt
Thị trường Tp.Hồ Chí Minh: nhu cầu thuê văn phòng tại Tp.HCM đã giảm 50% và xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Nhu cầu về văn phòng liên quan chặt chẽ với việc làm và sự ổn định tài chính. Nhiều công ty thực hiện chính sách thắt chặt tài chính, cắt giảm việc làm, chi phí thuê văn phòng nên gây tác động trực tiếp đến nhu cầu thuê văn phòng. Hiện nay, giá thuê văn phòng hạng nhất đã giảm từ 70 USD/m2 vào đầu năm ngoái xuống còn 43 USD/m2 trong năm nay và có thể sẽ giảm xuống mức 30 USD/m2. Giá thuê văn phòng hạng 2 đã giảm từ khoảng 45 USD/m2 xuống còn từ 28-40 USD/m2; giá thuê văn phòng hạng 3 giảm từ 39 USD/m2 xuống còn từ 14 - 25 USD/m2. Ngoài ra, thị trường văn phòng cho thuê ở Việt
Trong tháng 3/2009, giá đất dự án khu vực lân cận khu đô thị mới Thủ Thiêm và khu Nam Sài Gòn đồng loạt tăng bình quân 20%, thậm chí một số dự án được đánh giá cao, tăng 30%. Chỉ sau chưa đầy 1 tháng, kể từ khi thị trường chứng khoán liên tục tăng điểm, phân khúc đất dự án lại rơi vào tình trạng im lìm như vốn có. Thị trường đất dự án đang phải chịu nhiều áp lực, buộc phải giảm giá để xả hàng. Áp lực có tính mạnh mẽ nhất đó là chứng khoán tăng trưởng quá nóng, mọi nguồn vốn, mọi nhà đầu tư đều đổ dồn sự chú ý vào thị trường chứng khoán. Đồng thời, do đất dự án đã mua đi bán lại nhiều lần, giá đã lên đến đỉnh nên khó có khả năng tăng thêm trong thời gian tới. Thị trường căn hộ chung cư trung - cao cấp giao dịch ảm đạm do trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp giữa chủ đầu tư và khách hàng khá gay gắt, dự án không đúng tiến độ, chủ đầu tư khng thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng, khiến khách hàng giảm lòng tin và e dè đối với việc mua các tài sản hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên, thị trường nhà ở riêng lẻ trong nội thành lại giao dịch hết sức sôi động. Đa số các trường hợp giao dịch thành công đều có giá nằm trong khoảng từ 1,3 đến 3 tỷ đồng/căn. Lượng khách hàng tìm mua nhà ở nội thành trong thời gian qua chủ yếu là để ở, phục vụ cho nhu cầu thực.
Thị trường Hà Nội: Hiện nay, khi lợi nhuận từ vàng và USD có phần giảm, lãi suất tiết kiệm thấp, kinh doanh khó khăn thì một số nhà đầu tư lại xem đây là thời điểm thích hợp để đổ vốn vào BĐS, vô hình chung đã đẩy giá nhà, đất ở một số vùng ở Hà Nội tăng khá mạnh. Giá nhà chung cư tại các dự án đô thị mới thuộc Q. Cầu Giấy, Tây Hồ, Từ Liêm hoặc khu vực phía Tây Hà Nội và Hà Đông đã tăng khoảng 10 - 18% so với trước tết. Nguyên nhân chính khiến cho giá nhà đất ở những khu vực này tăng nhanh vì thời gian gần đây khá nhiều người thành công từ sàn chứng khoán đã rút vốn ra đầu tư mua nhà đất ở những nơi có quy hoạch và nhiều tiềm năng phát triển. Mặt khác, giá BĐS cũng đã "đóng băng" trong một thời gian khá dài nên việc BĐS tăng giá trở lại cũng là hợp với quy luật của thị trường. Tuy nhiên, mức tăng về giá không đồng đều và chỉ tập trung chủ yếu ở mạn phía Tây Thành phố.
Tiềm năng của thị trường BĐS Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét