CẶP FOREX | CHIẾN LƯỢC GIAO DICH | PHỤ CHÚ |
EUR/USD | Mua 1,2600- 1,2580; Mục tiêu 1,2710; Cắt lỗ 1,2550 | |
GBP/USD | Bán 1,5580-1,5600; Mục tiêu 1,5450; Cắt lỗ 1,5640 | |
AUD/USD | Bán 0.9060 - 0.9070; Mục tiêu 0.8720; Cắt lỗ 0.9100 | |
USD/CHF | Bán 1,0400-1,0420; Mục tiêu 1,0260; Cắt lỗ 1,0450 | |
USD/JPY | Mua 84.00 - 83.90; Mục tiêu 85.10 ; Cắt lỗ 83.60 | |
USD/CAD | Bán 1,0610-1,0630; Mục tiêu 1,0230; Cắt lỗ 1,0670 |
HỌC HỎI PHƯƠNG TÂY, ĐUỔI KỊP PHƯƠNG TÂY, VƯỢT QUA PHƯƠNG TÂY
31 tháng 8, 2010
Cody Trần - Nhận đinh xu hướng FOREX ngày 31/08
Cody Trần - Nhận đinh xu hướng giá vàng ngày 31/08
Thị trường toàn cầu trong hôm nay chờ đón thông tin về niềm tin tiêu dùng tại Hoa Kỳ với kỳ vọng vẫn đứng trên mức 50 điểm thể hiện tâm lý ổn định trong tiêu dùng hơn là bi quan.
Nhận định Kỹ thuật của Vàng
Nhận định Kỹ thuật của Vàng
Trong đồ thị H8 cho thấy, giá vàng trong hôm qua đi sideway hoàn tòan trong vùng giá 1,236
Tuy nhiên, giá vàng đã chạm mức 1,244 là mức đỉnh để hoàn tất mô hình Harmonic AB=CD với Fibo 78.6%.
Nhiều khả năng giá vàng có thể giảm về mức 1,226-1,224 phục hồi về 1,238 hình thành mô hình vai-đầu-vai cảnh báo đà giảm mạnh tiến về 1,200.
Hiện tại, Các sóng EWO và ETB cảnh báo phân kỳ giảm mạnh so với giá. Theo đó khả năng tạo đỉnh của giá là hoàn toàn có thể.
Như vậy, khả năng giá vàng lui về mức 1,226 phục hồi 1,238.
Các mức cản trên : 1,218- 1,226 - 1,233 - 1.244 - 1,249 - 1,255
Các mức hỗ trợ : 1,210 - 1,200 -1,196 - 1,187 -1,183 -1,177 - 1,170 - 1,165
Các mức hỗ trợ : 1,210 - 1,200 -1,196 - 1,187 -1,183 -1,177 - 1,170 - 1,165
( chiến lược ngày 30/08 vẫn còn giá trị)
Tham khảo chiến lược Mua
+ Chờ Mua trên cản 1,244 tại vùng 1,248-1,250 chốt lời ở mức 1,267, cắt lỗ ở 1,243.
+ Mua mạo hiểm 1,224-1,222, chốt lời ở mức 1,238, cắt lỗ ở 1,218.
Tham khảo chiến lược Bán
+ Bán tại 1,238-1,240 chốt lời ở mức 1,220 xa hơn 1,208, cắt lỗ ở 1,247.
30 tháng 8, 2010
Cody Trần - Nhận đinh xu hướng giá vàng ngày 30/08
Nhận định Kỹ thuật của Vàng
Trong đồ thị H8 cho thấy, giá vàng đóng cửa tuần giảm nhẹ từ 1,242-1,244 cảnh báo mức đỉnh để hoàn tất mô hình Harmonic AB=CD với Fibo 78.6%.
Nhiều khả năng giá vàng có thể giảm về mức 1,226-1,224 phục hồi về 1,238 hình thành mô hình vai-đầu-vai cảnh báo đà giảm mạnh tiến về 1,200.
Hiện tại, Các sóng EWO và ETB cảnh báo phân kỳ giảm mạnh so với giá. Theo đó khả năng tạo đỉnh của giá là hoàn toàn có thể.
Như vậy, khả năng giá vàng lui về mức 1,226 phục hồi 1,238.
Các mức cản trên : 1,218- 1,226 - 1,233 - 1.244 - 1,249 - 1,255
Các mức hỗ trợ : 1,210 - 1,200 -1,196 - 1,187 -1,183 -1,177 - 1,170 - 1,165
Các mức hỗ trợ : 1,210 - 1,200 -1,196 - 1,187 -1,183 -1,177 - 1,170 - 1,165
Tham khảo chiến lược Mua
+ Chờ Mua trên cản 1,244 tại vùng 1,248-1,250 chốt lời ở mức 1,267, cắt lỗ ở 1,243.
+ Mua mạo hiểm 1,226-1,224, chốt lời ở mức 1,238, cắt lỗ ở 1,220.
Tham khảo chiến lược Bán
+ Bán tại 1,238-1,240 chốt lời ở mức 1,220 xa hơn 1,208, cắt lỗ ở 1,247.
Cody Trần - Nhận đinh xu hướng FOREX ngày 30/08
CẶP FOREX | CHIẾN LƯỢC GIAO DICH | PHỤ CHÚ |
EUR/USD | Bán 1,2770- 1,2780; Mục tiêu 1,2610; Cắt lỗ 1,2810 | |
GBP/USD | Bán 1,5580-1,5600; Mục tiêu 1,5450; Cắt lỗ 1,5640 | |
AUD/USD | Bán 0.9060 - 0.9070; Mục tiêu 0.8720; Cắt lỗ 0.9100 | |
USD/CHF | Bán 1,0400-1,0420; Mục tiêu 1,0260; Cắt lỗ 1,0450 | |
USD/JPY | Mua 84.00 - 83.90; Mục tiêu 85.10 ; Cắt lỗ 83.60 | |
USD/CAD | Bán 1,0500-1,0520; Mục tiêu 1,0230; Cắt lỗ 1,0560 |
Cody Trần - Nhận đinh thông tin cơ bản ngày 30/08
Thị trường mở đầu phiên giao dịch đầu từ thứ 2 thường có ít thông tin cơ bản mạnh. Tuy nhiên, những báo cáo GDP của Hoa Kỳ cùng với phát biểu về hàng động của FED có tác động mạnh.
Trong sang nay, thông tin về chính sách của NHTW Nhật sẽ là thông tin cơ bản quan trọng nhất cho thị trường toàn cầu, trứơc nhu cầu đầu từ vào tài sản an toàn như Yên Nhật ngày tăng cao.
Chính sách tiền tệ của NHTW Nhật BoJ- “lực bất đồng tâm”
Thông tin về chính sách tiền tệ của NHTW Nhật BoJ, cùng cuộc hộp của BoJ với dự đoán lãi suất sẽ vẫn giữ nguyên ở mức 0.1%.
Theo đó, vấn đề giảm phát tại nền kinh tế lớn nhất Châu Á đang là mối bận tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách nước này. Việc trong thời gian qua Đồng Yên tăng lên mức cao nhất 15 năm qua so với USD và 9 năm so với Euro là tình trạng giảm phát và xuất khẩu đình đốn trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.
Có thể nói, Nhật Bản là quốc gia có nhiều chính sách chống giảm phát “táo bạo” nhất trong số các quốc gia phát triển. NHTW nước này nhiều lần can thiệp sau vào thị trường tài chính, tiền tệ và tuyên chiến với nạn đầu cơ đồng Yên, cùng phối hợp Bộ tài chính Nhật trong nhiều chương trình vực dậy nền kinh tế nước này.
Tuy nhiên, việc các nhóm G20 hạn chế “thao túng tiền tệ” và can thiệp vào tỷ giá trở thành khó khăn cho chính sách NHTW này trứơc sức ép về việc hạ giá đồng Yên của giới chính phủ và các doanh nghiệp Nhật.
Khi mà, Thủ tướng Nhật vào ngày 27/08/2010 tuyên bố chính phủ thúc giục hơn nữa NHTW trong chính sách tỷ giá. Còn theo kết quả từ cuộc khảo sát của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật thực hiện ngày 24/08/2010 cho thấy 40% doanh nghiệp sản xuất Nhật sẽ chuyển nhà máy ra khỏi Nhật nếu đồng yên tiếp tục giao dịch ở mức 85 yên/USD.
Vì vậy, trong cuộc họp sang nay, theo dự đoán của giới chuyên gia thì khả năng NHTW Nhật sẽ phải can thiệp vào tỷ giá đồng Yên. Tuy nhiên, mức hiệu quả có thể chưa cao, khi mà giới đầu tư tiếp tục hoang mang về triển vọng kinh tê có thể lâm vào cuộc suy thoái lần 2. Theo đó, Yên Nhật vẫn được xem là tài sản an toàn số 1 bất chấp nợ quốc gia này lên mức 200% GDP và tình trạng kinh tế suy thoái kéo dài.
Trong lần can thiệt gần nhất vào 2003 mà Ngân hàng Trung ương Nhật can thiệp vào tỷ giá đồng yên . Theo đó, Bộ Tài chính Nhật Bản bán đồng yên 126 ngày trên thị trường mở để mua vào 315 tỷ USD. Biện pháp đó đã giúp đồng yên hạ 11%. Khả năng thành công của biện pháp can thiệp để thay đổi hướng đi trong dài hạn của tiền tệ trở nên khó xảy ra và sẽ chỉ phát huy tác dụng khi các nước trong nhóm G7 cùng hợp tác, song khả năng này khó xảy ra ở thời điểm hiện tại.
Theo đó, biện pháp trên sẽ khó đươc thông qua 1 lần nữa trong bối cảnh hiện nay. Sáng nay, NHTW Nhật chỉ có thể tăng cường nới lỏng them nữa về chính sách tiền tệ làm hạ nhiệt đồng Yên.
Vì vậy, việc đồng Yên, Vàng hiện tại có cùng thuộc tính là tài sản an toàn. Do đó, nếu đồng Yên bị tổn thương nặng nề về giá trị trước sự can thiệp của NHTW thì Vàng có thể bị suy giảm theo.
Kinh tế Hoa Kỳ - với “chi tiêu cá nhân kỳ vọng mở rộng”
Chỉ số chi tiêu cá nhân do Phòng Phân tích kinh tế thuộc Bộ Thương Mại Hoa kỳ công bố vào lúc 19h30 tối nay với kỳ vọng tăng mạnh trở lại từ mức 0% lên mức 0.4%.
Là chỉ số đo lường tổng chi tiêu của cá nhân cộng lại, dựa trên các hoạt động mua sắm hàng hóa lâu bền, hàng hóa khác và dịch vụ. Đây còn là chỉ báo cho thấy thái độ lạc quan của người tiêu dùng khi mà trong tuần qua báo cáo về số đơn khai báo thất nghiệp tuần suy giảm.
27 tháng 8, 2010
Cody Trần - Nhận đinh thông tin cơ bản ngày 27/08
Thị trường toàn cầu hôm nay trong phiên giao dịch cuối tuần chụi áp lực từ “ luồn gió nóng” với cuộc họp thường niên của các quan chức NHTW với sự tham gia của Chủ tịch FED, Thống đốc NHTW Âu Châu ECB và Thống đốc NHTW Nhật BoJ.
Chính sách tiền tệ của các NHTW sẽ là tâm điểm số 1 cho thị trường
Chủ tịch FED và các thống đốc ngân hàng trung ương đang nhóm họp tại Jackson Hole, Wyoming. Theo đó, thông tin đánh giá quan trọng nhất trong của họp này chính là chính sách tiền tệ của các NHTW hàng đầu thế giới trong việc ngăn chặn đà suy giảm kinh tế bằng các công cụ tài chính tiền tệ.
Những phát biểu đươc đánh giá quan trọng nhất trong hội nghị này là quan điểm của chủ tịch FED ông Ben Bernanke lúc 21h tối nay, và Chủ tịch NHTW Âu Châu và thống đốc NHTW Nhật Bản.
Theo những báo cáo về sức khỏe tình hình kinh tế tại Hoa Kỳ, Nhật Bản không khả quan khiến giới đầu tư lo ngại kinh tế toàn cầu có thể chứng kiến cuộc suy thoái kép. Khi mà Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khu vực Chicago, Charle Evans ngày 25-8 cho rằng nguy cơ về việc nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái kép đã tăng lên.
Đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, dường như tình hình đang đi “ lối mòn” những năm 1930 khi mà kinh tế toàn chứng kiến cuộc đại suy thoái lớn nhất trong lịch sử của nền tài chính tư bản chủ nghĩa. Khi mà tỷ lệ thất nghiệp cao, thâm thụt ngân sách khổng lồ, người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, từ đó các doanh nghiệp không dám mở rộng sản xuất, thuê thêm nhân công. Chính vì vậy hình thành nên sự “đình đốn” có đây chuyền cản trở sự phục hồi và tăng trưởng của FED.
Trước thềm hội nghị này, cùng với bài phát biểu của FED, thì cả giới đầu tư và các chuyên gia kinh tế đều có chung nhận đinh rằng FED sẽ tăng cường nới lỏng tiền tệ và hỗ trợ kinh tế thông qua in thêm tiền và bơm nó ra nền kinh tế thông qua mua vào trái phiếu và hỗ trợ vốn cho hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, hiện tại FED đang gặp rất nhiều thách thức, mà một số chuyên gia khác cảnh báo FED có thể đi vào “lối mòn” của NHTW Nhật BoJ trong nỗ lực nới lỏng tiền tệ chống suy thoái tỏ ra không hiệu quả. Quả thật, tình cảnh của FED hiện tại khó hơn nhiều so với những năm 1930, theo chuyên gia kinh tế hàng đầu Châu Á tại Hong Kong, Ông Cody Roths nhận định rằng : “ tình trạng lãi suất ở mức chạm sàn 0%, khiến cho FED trở khó khăn hơn trong chính sách tài chính tiền tệ của mình. Công cụ duy nhất bây giờ của FED chỉ có thể là mở rộng về lượng cung tiền và chấp nhận lạm phát trong tương lai như là 1 phân đánh đổi cho tình trạng trì trệ kinh tế hiện tại”. Ông còn cho biết: “ bài học về việc mở rộng cung tiền và mua trái phiếu chính phủ của Nhật như là một minh chứng cho sự bất lực của NHTW trong việc vực dậy nền kinh tế. Mà theo sau là hậu quả nợ chính phủ khổng lồ.”
Tuy nhiên, theo Ông Jan Hatzius chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs Group Inc. tại New York “ dù thế nào thì FED cần hành động nhiều hơn và mạnh tay hơn trước khi tình trạng trở nên quá xấu. Khi đó, nền kinh tế mất “phanh” có thể lao xuống mạnh, khiến tỷ lệ thất nghiệp có thể lên tới 25-30%”
Như vậy, trước bối cảnh khó khăn hiện nay, nới rộng về cung tiền có thể là trấn an thị trường trong nhất thời của FED. Theo đó, thị trường cần biết là FED kế hoạch tiêu thụ trái phiếu chính phủ và cung tiền ra nền kinh tế sẽ có lộ trình như thế nào. Và ngay cả FED cũng cần thông tin GDP của Hoa Kỳ trước khi mà có thể gia tăng lượng cung tiền.
GDP của Anh – Mỹ - “tác nhân cho mọi kỳ vọng về chính sách của FED”
Con số ẩn trong chính sách của FED có thể đươc giới phân tích cho biết là báo cáo GDP của Hoa Kỳ vào tối nay lúc 19h30 và GDP của Anh lúc 15h30.
GDP được xem là một chỉ số tổng quát để đánh giá các hoạt động và tình hình kinh tế, gồm nhiều ngành nghề từ công nghiệp - nông nghiệp cho tới dịch vụ, ... Trong tình hình hiện tại nó là báo cáo tổng hợp về những nỗ lực của FED và chính phủ Mỹ trong thời gian qua về việc giúp kinh tế Hoa Kỳ thóat khỏi suy thoái. Đồng thời, nó cũng quyết định chính sách tiếp theo của FED trong việc can thiệp kinh tế thông qua công cụ tiền tệ.
Hiện tại, những dự đoán GDP Hoa Kỳ có thể suy giảm 1.5% từ mức 2.4%. Nếu con số này càng thấp so với kỳ trước và như dự báo thì kinh tế Hoa Kỳ có thể chìm sâu trong suy thoái và FED có thể gia tăng mạnh hơn nữa trong việc bơm vốn vào thị trường.
Thông qua điều này, giới đầu tư sẽ nhận biết được tác động của nền kinh tế tới các thị trường và tới các danh mục đầu tư, hơn nữa có thể lựa chọn cơ hội đầu tư và định hướng cách thức quản lý phù hợp cho danh mục đầu tư của mình giữa Tài sản an toàn và tài sản sinh lợi.
Cody Trần - Nhận đinh xu hướng FOREX ngày 27/08
CẶP FOREX | CHIẾN LƯỢC GIAO DICH | PHỤ CHÚ |
EUR/USD | Bán 1,2740- 1,2760; Mục tiêu 1,2610; Cắt lỗ 1,2790 | |
GBP/USD | Bán 1,5580-1,5600; Mục tiêu 1,5450; Cắt lỗ 1,5640 | |
AUD/USD | Bán 0.8880 - 0.8890; Mục tiêu 0.8720; Cắt lỗ 0.8900 | |
USD/CHF | Bán 1,0400-1,0420; Mục tiêu 1,0260; Cắt lỗ 1,0450 | |
USD/JPY | Mua 84.00 - 83.90; Mục tiêu 85.10 ; Cắt lỗ 83.60 | |
USD/CAD | Bán 1,0500-1,0520; Mục tiêu 1,0230; Cắt lỗ 1,0560 |
Cody Trần - Nhận đinh xu hướng giá vàng ngày 27/08
Thị trường giao dịch hôm qua trước áp lực bởi " luồn gió nóng" đến từ công bố GDP của Hoa Kỳ trong hôm nay bất chấp số đơn khai báo thất nghiệp suy giảm.
Đồng thời, thị trường vẫn lo lắng trước bài phá biểu của Ông Ben Bernake với kỳ vọng FED sẽ có thêm động thái hỗ trợ thi trường trước làn sống " tin tức xấu" trong thời gian qua.
Theo đó tài sản an toàn như USD, Yên Nhật và vàng có thể bị rút vốn ra và giảm giá khi mà giới đầu tư sẽ phấn khích nếu FED có động thái "chặn đà rơi" của nền kinh tế Mỹ . ( sẽ đươc bình luận sâu trong phân tích cơ bản hôm nay)
Nhận định Kỹ thuật của Vàng Trong đồ thị H8 cho thấy, giá vàng điều chỉnh giảm nhẹ từ 1,242-1,244 cảnh báo mức đỉnh để hoàn tất mô hình Harmonic AB=CD với Fibo 78.6% sau đó sẽ giảm mạnh về ngưỡng 1,200.
Hiện tại, Các sóng EWO và ETB cảnh báo phân kỳ giảm mạnh so với giá. Theo đó khả năng tạo đỉnh của giá là hoàn toàn có thể.
Như vậy, khả năng giá vàng lui về mức 1,226 tiến xa hơn về 1,214 và 1,200.
Các mức cản trên : 1,218- 1,226 - 1,233 - 1.244 - 1,249 - 1,255
Các mức hỗ trợ : 1,210 - 1,200 -1,196 - 1,187 -1,183 -1,177 - 1,170 - 1,165
Các mức hỗ trợ : 1,210 - 1,200 -1,196 - 1,187 -1,183 -1,177 - 1,170 - 1,165
Tham khảo chiến lược Mua
+ Chờ Mua trên cản 1,244 tại vùng 1,248-1,250 chốt lời ở mức 1,267, cắt lỗ ở 1,243.
Tham khảo chiến lược Bán
+ Bán tại 1,240-1,242 chốt lời ở mức 1,220 xa hơn 1,208, cắt lỗ ở 1,247.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)