31 tháng 10, 2009

Gold Tuần 02-07/11

H4


Daily


Phố Wall ra sao khi các gói kích cầu đi qua?

Mặc dù nền kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng trở lại nhưng giới đầu tư chứng khoán vẫn đối mặt với nhiều bất ổn trong tuần tới khi dõi theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và bản báo cáo việc làm quan trọng.

Báo cáo chính sách hàng tháng của FED có thể cho thấy ngân hàng trung ương sẽ rút lại bớt các biện pháp hỗ trợ thanh khoản cho thị trường. Trong khi đó, bản báo cáo việc làm lĩnh vực dịch vụ và khảo sát của Viện Quản lý nguồn cung (ISM) sẽ cung cấp một số dấu hiệu ban đầu về tình hình nền kinh tế trong quý 4.

Mối quan ngại hiện nay của giới đầu tư là việc các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ có thể bị thu hồi quá sớm.

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày Thứ Sáu do phản ứng quá nhạy cảm của nhà đầu tư trước các dấu hiệu yếu kém từ nền kinh tế. Chỉ số S&P 500 ghi nhận tháng giảm điểm đầu tiên trong vòng 8 tháng qua do nhà đầu tư vẫn còn khá hoài nghi về mức độ bền vững của đợt phục hồi.

Bên cạnh đó, vào ngày Thứ Tư, các thị trường tài chính cũng kỳ vọng vào sự thay đổi trong bản thông báo sau cuộc họp kéo dài 2 ngày của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) với việc lãi suất cơ bản có thể được nâng lên vào cuối năm 2010.

Thông báo của FOMC, cùng với việc FED có thể bắt đầu thu hồi một số biện pháp gia tăng thanh khoản thông qua việc mua trái phiếu trước đó, sẽ gây tác động không nhỏ lên thị trường chứng khoán.

Theo dự đoán, số việc làm cắt giảm trong Tháng 10 có phần suy giảm. Tuy nhiên, nếu có bất ngờ tiêu cực nào xảy ra tương tự như tháng trước khi tỷ lệ thất nghiệp leo thang lên mức cao 26 năm, thì niềm tin vào đà hồi phục kinh tế sẽ bị lung lay và đẩy chứng khoán lao dốc.

Theo dự đoán từ các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Reuters, giới tuyển dụng Mỹ đã cắt giảm khoảng 175,000 việc làm trong Tháng 10, giảm mạnh so với con số việc làm bị cắt giảm trong Tháng 9 là 263,000 việc làm.

Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong Tháng 10 ước tăng lên mức 9.9% so với con số 9.8% trong Tháng 9.

Được biết, bản báo cáo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và tỷ lệ thất nghiệp sẽ được công bố vào Thứ Sáu tới.

Liên quan đến mùa kết quả kinh doanh quý 3, lợi nhuận và triển vọng của Ford, nhà sản xuất ô tô duy nhất của Mỹ tránh được nguy cơ phá sản, sẽ là một chỉ báo quan trọng cho biết tình hình doanh số bán ô tô trong bối cảnh không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào của Chính phủ.

Theo đó, báo cáo của Ford sẽ được đưa ra vào Thứ Hai, một ngày trước khi số liệu doanh số ô tô của Mỹ được công bố. Giới phân tích và các giám đốc điều hành kỳ vọng doanh số bán xe của Mỹ tăng từ 9.2 triệu đơn vị trong Tháng 9 lên 9.8 triệu đơn vị trong Tháng 10.

Được biết, doanh số ô tô Tháng 8 tại Mỹ đã tăng nhanh đến chóng mặt sau khi chương trình “Đổi xe cũ lấy tiền” trị giá 3 tỷ USD của Chính phủ liên bang kích nhu cầu mua xe tăng mạnh.

Lĩnh vực nhà đất và những con số

Pulte Homes, công ty xây dựng nhà lớn nhất nước Mỹ sau khi sáp nhập với Tập đoàn Centex vào mùa hè vừa qua, sẽ báo cáo lợi nhuận vào ngày Thứ Tư. Nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao những nhận định và đánh giá về phương pháp quản lý của công ty này để tìm kiếm thêm các dấu hiệu phục hồi vững chắc của thị trường nhà đất Mỹ.

Doanh số nhà chờ bán Tháng 9 công bố ngày Thứ Hai được dự báo không đổi sau khi tăng vọt 6.4% trong Tháng 8.

Bàn về kế hoạch kết thúc chương tình tín thuế trị giá 8,000 USD cho người mua nhà lần đầu tiên, vốn là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho thị trường nhà đất trong suốt thời gian qua, có thể làm xáo động giới đầu tư. Chương trình tín thuế này chính thức hết hiệu lực vào ngày 30/11.

Được biết, Quốc hội đang xem xét đề xuất kéo dài chương trình này, nhưng trước khi hết hiệu lực hoàn toàn, chương trình này sẽ tiếp tục là yếu tố tác có tác động lên các thị trường tài chính.

Chống bảo hộ để giảm tác động của khủng hoảng

Tại cuộc thảo luận về buôn bán quốc tế và phát triển trong nền kinh tế vĩ mô ngày 30/10, các nước thành viên Liên hợp quốc nhấn mạnh cộng đồng quốc tế phải kiên quyết chống bảo hộ mậu dịch và kết thúc Vòng đàm phán Doha về tự do thương mại để giảm nhẹ tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, đặc biệt đối với người nghèo.

Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về buôn bán và phát triển (UNCTAD) Supachai Panitchpakdi và đại diện nhiều cơ quan chuyên môn về kinh tế của Liên hợp quốc đã cảnh báo những biện pháp đơn phương chống các nước đang phát triển trong buôn bán quốc tế.

Các đại biểu đề nghị sửa đổi toàn diện hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế, tăng cường giám sát các thị trường tài chính ở tầm vi mô và vĩ mô, đồng thời coi chống biến đổi khí hậu là nhiệm vụ song hành với phát triển.

Đại diện các khối nước hoặc các khu vực như Nhóm 77 gồm các nước đang phát triển, Liên minh châu Âu, Cộng đồng Caribe kêu gọi nhanh chóng kết thúc Vòng đàm phán Doha về tự do thương mại vì khủng hoảng tài chính đã làm giảm nhu cầu toàn cầu trong khi khủng hoảng năng lượng và lương thực làm giảm nguồn cung toàn cầu.

Các nước đề nghị cần có không gian chính sách tin cậy nhằm định hướng thị trường, đặc biệt phải thận trọng đối với các thử nghiệm kinh tế để tránh tác động dài hạn.

Trước đó, phúc trình hôm 29/10 của Ủy ban Kinh tế-Xã hội của Liên hợp quốc đặc trách châu Á-Thái Bình Dương nhận định các nền kinh tế châu Á sẽ phát triển trở lại trong năm 2010, thương mại khu vực được thúc đẩy.


Giảm phát đang đe dọa kinh tế Nhật Bản
Cùng với đà khôi phục tăng trưởng sau những tháng ngày suy giảm mạnh của nền kinh tế toàn cầu, một vấn đề có thể sẽ gây cản trở cho sự phục hồi kinh tế Nhật Bản đó chính là giảm phát.
Các nhà kinh tế dự đoán, theo nhận định của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) hôm thứ Sáu (30/10), trong năm tài khóa kéo dài đến tháng 3/2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Nhật Bản sẽ giảm xuống 0,5%. Điều này có nghĩa là Nhật Bản dự kiến, sẽ xuất hiện tình trạng giảm phát trong 3 năm. Trước đó, BoJ đã dự đoán, CPI trong năm tài chính khi đó sẽ giảm 1,5%, năm tài khóa tiếp theo sẽ sụt giảm 0,5%.

Theo các nhà kinh tế, Nhật Bản vẫn chưa đứng trước mối đe cấp bách sẽ rơi vào tình trạng giảm phát. Trong tình cảnh đó, cùng với sự co hẹp nhu cầu và sự chậm lại của các hoạt động kinh tế, vật giá sẽ sụt giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, giảm phát trong thời gian dài sẽ kìm hãm người tiêu dùng chi tiêu và các doanh nghiệp đầu tư, bởi vì họ phải đợi vật giá từ từ giảm xuống.

Nhà kinh tế Randall Jones của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) chuyên phụ trách nghiên cứu kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc cho hay, chúng tôi rất lo lắng tình trạng giảm phát sẽ làm liên lụy đến tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Ông đã đốc thúc BoJ duy trì chính sách lãi suất ở mức cận 0%, tập trung nỗ lực kìm chế giảm phát.

Chỉ số CPI của Nhật Bản đã liên tục trong 6 tháng giảm hơn so với cùng kỳ, trong tháng 8 đã lập mức thấp kỷ lục mới 2,4%. Thị trường dự đoán, số liệu tháng 9 cũng sẽ có mức sụt giảm tương tự, nhưng biên độ giảm có thể có phần thu hẹp hơn chủ yếu là do chịu ảnh hưởng từ sự biến động giá năng lượng. Không kể đến giá thực phẩm và năng lượng, CPI của Nhật Bản trong tháng 8 đã giảm 0,9% so với cùng kỳ.

Mặc dù giá cả hàng hóa của Nhật Bản vẫn cao nhưng trên nhiều mặt từ tiền lương đến giá đồ điện tử đều có thể xuất hiện dấu hiệu giảm phát. Tổng thu nhập tiền mặt của công nhân Nhật Bản trong tháng 8 giảm 2,7% so với cùng kỳ. Theo một báo cáo điều tra của Bộ Lao động Nhật, tiền thưởng năm mà 218 công ty lớn đã lên Sàn chứng khoán Tokyo phải chi trả sẽ giảm 13,1%, ít nhất đó cũng là mức giảm lớn nhất từ năm 1970 cho đến nay.

Ông Ruytaro Kono, nhà kinh tế của BNP Paribas Securities tại Tokyo cho biết, thu nhập tiếp tục giảm đang khiến các hộ gia đình Nhật Bản phải thắt chặt hầu bao. Các doanh nghiệp đang tìm cách giảm giá, họ cảm thấy nếu không làm như vậy thì khó mà sinh tồn được.

Hôm thứ Tư (28/10), chính phủ Nhật Bản cho biết, kim ngạch bán lẻ toàn tháng 9 đã giảm 1,4% so với cùng kỳ, mức giảm liên tiếp trong 13 tháng qua.

Khi giá hàng hóa tăng cao vào năm 2006, các nhà hoạch định chính sách Nhật bản đã từng cho rằng, mối đe dọa từ giảm phát dường như đã biến mất. Nhưng hiện tại, tình trạng giảm phát đang quay trở lại.

Giảm phát có thể lại quay về, nguyên nhân do cơ cấu lâu dài của Nhật Bản, bao gồm cả tình trạng dân số già. Tân chính phủ Nhật Bản đã tung ra một kế hoạch lớn, dự định mỗi năm sẽ chi ra 185 tỷ USD để kích thích tiêu dùng, nhưng rất nhiều nhà kinh tế cho rằng, Nhật Bản nên có các biện pháp kích thích tăng trưởng lâu dài và những cải cách kinh tế.

BoJ dự đoán, trong năm tài khóa kéo dài đến tháng 3/2012, GDP của Nhật sẽ tăng gần 0%. Trước đó theo dự đoán của ngân hàng này, năm nay kinh tế sẽ vẫn suy giảm mất 3,2%, đến năm 2011 mới có thể tăng trưởng 1,2%.

Chuyên gia kinh tế Junko Nishioka cho rằng, những dự đoán về tình trạng giảm phát lâu dài có thể sẽ khiến các doanh nghiệp Nhật Bản thận trọng hơn với các kế hoạch đầu tư của họ.
Trung Quốc: Lợi nhuận ròng trong Q3/2009 của Bank of China tăng 18,83%

Bank of China, một trong 4 tập đoàn ngân hàng quốc doanh hàng đầu Trung Quốc cho biết, lợi nhuận ròng trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 của ngân hàng này đã tăng 18,83% so với cùng kỳ năm 2008, đạt 21,11 tỷ nhân dân tệ, tương đương với 3,1 tỷ đô la Mỹ.

Trung Quốc: Lợi nhuận ròng trong Q3/2009 của ICBC tăng 19,14%

Nhờ hiệu quả của gói kích cầu trị giá 586 tỷ đô la Mỹ của chính phủ Trung Quốc, khối lượng cho vay của các ngân hàng nước này đã gia tăng kỷ lục.

ECB có thể rút lại một số biện pháp thúc đẩy kinh tế vào năm tới

Do cho rằng một số công cụ thúc đẩy sẽ đủ liều để giúp nền kinh tế khu vực vực dậy khỏi cuộc suy thoái vào năm tới.

Đức: Deutsche Bank trích thêm quỹ trả thưởng nhân viên

Do thu được lợi nhuận lớn từ các hoạt động ngân hàng đầu tư và doanh nghiệp của mình, Ngân hàng Deutsche bank của Đức đã trích thêm nguồn quỹ trả thưởng nhân viên của mình. Báo cáo hàng quý mới được công bố đã thể hiện rõ điều này.

Mỹ: Khối ngân hàng vẫn kỳ vọng có mức lương thưởng cao kỷ lục trong năm nay

Tại thủ đô Washington và Main Street, các nhà làm luật đang bỏ phiếu nhằm hạn chế gói trả thưởng trị giá hàng triệu đô-la tại khối ngân hàng.

Mỹ: Hãng bảo hiểm đối mặt với tình trạng khó khăn khi kế hoạch cải cách y tế được Hạ viện thông qua

Các hãng bảo hiểm y tế tại Mỹ đang tích cực tăng thêm phí bảo hiểm song song với việc đấu tranh chống lại việc thành lập một quỹ phi lợi nhuận công theo kế hoạch cải cách hệ thống y tế của Tổng thống Obama.

Pháp: Air France-KLM tiếp nhận chiếc máy bay A380 đầu tiên của họ

A380 là mẫu máy bay thương mại lớn nhất thế giới hiện nay được thiết kế bởi Airbus. Vừa qua sau 2 năm trì hoãn kể từ thời điểm chiếc máy bay đầu tiên được bàn giao cho một hãng hàng không châu Á, chiếc máy bay tiếp theo mới được hoàn chỉnh và bàn giao cho một hãng hàng không ở châu Âu.

Anh: Giá nhà T10/2009 lần đầu tiên ghi nhận mức tăng thường niên kể từ năm 2008

Nền kinh tế Anh đang trên đà hồi phục kéo theo cả thị trường bất động sản tại quốc gia này. Giá nhà trong tháng 10 đã tăng và đây là mức tăng thường niên đầu tiên kể từ năm 2008.

Đức: Volkswagen báo cáo lợi nhuận Q3/2009 sụt giảm 86%

Kinh tế khó khăn đã khiến cho người tiêu dùng thắt chặt ngân sách hơn, do vậy thật dễ hiểu khi mà doanh số tiêu thụ các mẫu xe hạng sang Audi của Volkswagen tỏ ra yếu kém. Điều này góp phần dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận tới 86% trong quý 3 của hãng.

Mỹ: Lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm ít hơn dự đoán trong tuần kết thúc vào ngày 24/10

Tại Mỹ, trong tuần vừa qua, số lượng người nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp được công bố lần đầu đã giảm ít hơn so với dự đoán của các nhà phân tích. Như vậy có thể thấy rằng thị trường lao động Mỹ vẫn còn suy yếu trong bối cảnh nền kinh tế này đã ghi nhận nhiều dấu hiệu hồi phục rõ ràng.

Mỹ: Lượng nhà còn trống chạm ngưỡng 18,8 triệu căn trong Q3/2009

Trong quý 3, khoảng 18,8 triệu căn nhà tại Mỹ ở trong tình trạng bỏ không, khi các ngân hàng tiến hành tịch biên tài sản của những người vay tiền không có khả năng trả nợ đúng hạn, cộng với việc doanh số bán nhà mới đã giảm trong tháng 9 vừa qua.

Nhật Bản: R&I hạ mức xếp hạng tín dụng của Japan Airlines

Nếu Japan Airlines không được bơm thêm vốn, nhưng vẫn phải điều chỉnh lại cấu trúc nợ thì đây sẽ trở thành mối lo lắng lớn đối với các trái chủ của hãng. Do đó, xếp hạng tín dụng của Japan Airlines đã bị hãng xếp hạng R&I của Nhật Bản đánh tụt đến 3 bậc.

Đồng đôla mất giá gây nhiều xáo trộn tại những quốc gia áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi.

Xét về mặt nào đó, đồng đô la suy yếu lại là tin tốt cho thế giới. Theo sau sự hồi phục kinh tế là sự trỗi dậy của các hoạt động đầu tư rủi ro cao như cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp.

Trong thời kỳ khủng hoảng, các nhà đầu tư chỉ tìm đến những tài sản an toàn và có tính thanh khoản lớn như trái phiếu chính phủ Mỹ.

Lượng cầu lớn đổ vào các tài sản an toàn đã đẩy đồng đô la tăng giá sau sự sụp đổ của Lehman Brothers tháng 9 năm ngoái.

Giờ đây, khi nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán đang bật lên thì đồng bạc xanh lại quay về xu hướng giảm giá, gây không ít khó khăn cho những quốc gia áp dụng tỷ giá thả nổi.

Họ có ba lựa chọn để phản ứng lại quá trình này: can thiệp trực tiếp ngăn không cho đồng nội tệ tăng giá, gián tiếp làm giảm giá bản tệ bằng các tuyên bố, hoặc là phải chấp nhận điều này.

Brazil đã chọn cách thứ nhất. Bị hấp dẫn bởi triển vọng tăng trưởng kinh tế và lãi suất ngắn hạn cao, các dòng vốn nước ngoài ào ạt đổ vào nước này, đẩy cổ phiếu trong nước và đồng real (bản tệ của Brazil) lên giá.

Để ngăn chặn làn sóng này, tuần qua chính phủ Brazil đã áp đặt lại thuế đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu và trái phiếu.

Dù còn nhiều nghi ngờ về kết quả dài hạn của biện pháp này, nhưng thực sự chúng đã có tác dụng tức thời: đồng real đã giảm 2% sau khi đã tăng hơn 1/3 giá trị kể từ tháng 3. Thị trường chứng khoán Brazil cũng giảm gần 3%.

Một số quốc gia khác sử dụng phương pháp gián tiếp.

Trong bản tuyên bố đưa ra sau hội nghị bàn về chính sách tiền tệ vào ngày 20/10, ngân hàng trung ương Canada cho rằng đồng đô la Canada quá mạnh sẽ cuốn phăng tất cả những tin tức tốt lành từ nền kinh tế trong ba tháng qua.

NHTW Canada lập luận rằng đồng nội tệ tăng giá sẽ gây áp lực làm giảm xuất khẩu và khiến lạm phát quay lại mục tiêu 2% muộn hơn dự tính.

Thị trường ngoại hối đã phản ứng nhanh chóng trước tuyên bố này: đồng đô la Canada giảm 2% so với đô la Mỹ.

Nỗ lực của châu Âu để kiềm chế đồng USD suy giảm lại tỏ ra ít tác dụng hơn.

Ông Henri Guaino, cố vấn của tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, đã miêu tả tỷ giá 1,5 USD đổi 1 euro vừa được thiết lập tuần qua như là một “thảm họa”. Ngài Sarkozy cũng thường xuyên than vãn về khó khăn của những nhà xuất khẩu khi euro tăng giá.

Tuy nhiên, những quốc gia khác trong khu vực đồng euro tỏ ra ít lo lắng hơn.

Bộ trưởng tài chính Hà Lan Walter Bos nói đơn giản: ”Đồng euro lên giá phản ánh sức mạnh của nền kinh tế châu Âu”. Đối với các công ty của Đức, nước xuất khẩu hàng đầu châu Âu, thì mức 1 euro đối 1,5 USD vẫn nằm trong giới hạn chịu đựng.

Mặc dù đồng euro tăng đột ngột, nhưng những nhà xuất khẩu Đức vẫn làm ăn tốt nhờ lượng cầu về tư liệu sản xuất chuyên biệt từ khu vực châu Á và Trung Đông dường như không bị ảnh hưởng bởi giá cả.

Ngược lại, Pháp đang gặp nhiều khó khăn hơn. Bản báo cáo đầu năm nay của Ủy ban châu Âu cho thấy các nhà xuất khẩu của Pháp đã bị giảm thị phần trong thập niên ra đời đầu tiên của đồng euro.

Các quốc gia khác trong khu vực như Hy Lạp, Ireland, Italia hay Tây Ban Nha ít nhiều được hưởng lợi vì các khoản nợ phải trả giảm giá trị.

Nhưng dù vậy,vẫn còn đó nỗi lo ngại khi nguy cơ đồng đô la sụt giảm có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu ECB, ông Jean-Claude Trichet lặp đi lặp lại quan điểm của ông rằng những nhà hoạch định chính sách hai bờ Đại Tây Dương đều nhất trí một đồng đô la mạnh là vì lợi ích của nước Mỹ.

Điều này thể hiện quyết tâm chung trong việc ngăn chặn USD trượt giá. Nhưng trên thực tế, nước Mỹ cần đồng đô la suy yếu để vực dậy nền kinh tế và tái cấu trúc nó theo hướng xuất khẩu, tránh dựa vào tiêu dùng trong nước.

Trung Quốc và một số quốc gia châu Á đã chọn cách đi theo bước suy yếu của USD, vì thế gánh nặng điều chỉnh tỷ giá được dồn cả cho euro.

Các ủy viên hội đồng kinh tế EU, ông Trichet và ông Joaquin Almunia cùng với ngài Jean-Claude Juncker, chủ tịch hội đồng bộ trưởng tài chính các nước châu Âu, sẽ có chuyến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay để gây áp lực buộc đồng nhân dân tệ tăng giá.

Một số người nghĩ rằng giải pháp hoàn toàn nằm trong quyền hạn của ECB: nếu ECB hạ lãi suất thì đồng euro sẽ giảm giá so với USD.

Tuy nhiên, dù lãi suất cơ bản của ECB là 1%, cao hơn của Fed, nhưng cũng đã là quá nới lỏng, bởi các ngân hàng thừa thãi tiền từ những khoản vay dài hạn đã đẩy lãi suất trên thị trường xuống mức ngang bằng với các nước phát triển khác.

Stephen Jen, giám đốc quỹ đầu cơ BlueGold Capital, cho rằng một đồng euro mạnh thậm chí có thể có ích khi cho phép ECB duy trì chính sách nới lỏng lâu dài hơn.

Nhưng rốt cuộc ECB vẫn phải đối mặt với vấn đề cũng đang khiến các ngân hàng trung ương khác đau đầu: chừng nào Mỹ còn giữ lãi suất thấp thì những nỗ lực thắt chặt tiền tệ của họ (thậm chí cả những biện pháp vụng trộm để không làm tăng lãi suất chuẩn) đều khiến đồng nội tệ mạnh hơn.

Dường như đó cũng là cái giá mà ngân hàng trung ương Australia sẽ phải trả. Ngày 6/10, hội nghị bàn về chính sách của ngân hàng này đã quyết định tăng lãi suất cơ bản và bỏ qua vấn đề tỷ giá.

Những người ấn định lãi suất nước này quy cho việc đồng đô la Australia lên giá là do nền kinh tế vững vàng và hàng hóa cơ bản được giá.

Tương tự như vậy, thống đốc ngân hàng trung ương New Zealand Alan Bollard nói với các chính trị gia rằng đồng đô la kiwi lên giá sẽ không cản trở việc nâng lãi suất lên cao hơn.

Vào thời điểm kinh tế thế giới rơi tự do, tất cả các quốc gia đều tìm cách kích thích kinh tế trong nước. “Điều tưởng như là sự phối hợp đó lại là sự trùng hợp” – ông David Woo thuộc Barclays Capital nói.

Thế nhưng sự hồi phục lại không ngang bằng nhau giữa các quốc gia. Những nước có quan hệ chủ yếu với các nền kinh tế mới nổi châu Á như Australia vẫn lạc quan khi đồng bạc xanh mất giá, thậm chí ngay cả Nhật Bản cũng không quá lo lắng.

Tuy nhiên ở bất cứ nơi đâu thì đồng đô la suy yếu cũng sẽ đem lại nhiều thách thức hơn.

30 tháng 10, 2009

Mây đen vẫn bao trùm kinh tế Mỹ


Chinanews tại Washington hôm 29/10 đưa tin, theo các số liệu được công bố bởi bộ Thương mại Mỹ, tổng mức thu nhập quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý ba năm nay là 3,5%, đây là mức tăng trưởng GDP lần đầu tiên đến với kinh tế Mỹ kể từ sau bốn quý liên tiếp nước này có mức GDP giảm sút.
Những tín hiệu này cũng dự đoán rằng, kinh tế Mỹ đã thoát ra khỏi thời kỳ nghiêm trọng nhất của khủng hoảng, bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi.

Nền kinh tế Mỹ đã có những chuyển biến tốt, nguyên nhân chủ yếu là đến từ các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Để cứu trợ nền kinh tế, Tổng thống Obama đã tung ra gói kích cầu kinh tế trị giá 787 tỷ USD, trong khi đó FED đưa lãi suất cơ bản về mức thấp nhất trong lịch sử.

Tỷ phú Buffett cho rằng, một loạt những hành động mà Chính phủ Mỹ tiến hành vào mùa thu năm 2008 đã giúp cho nền kinh tế “thoát khỏi” cửa ải khó khăn. Khủng hoảng tài chính đã khiến nền kinh tế trong quý IV năm ngoái sụt giảm thê thảm, nhưng hiện tại nó đã thoát khỏi tình trạng u ám này. Song, tỷ lệ thất nghiệp lại là một vấn đề then chốt gây lo lắng cho sự phục hồi nền kinh tế Mỹ. Lòng tin và chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ vẫn chưa hoàn toàn khôi phục, vấn đề thất nghiệp vẫn gây khó khăn trong một thời gian nữa.

Với những tác dụng của các chính sách tích cực này, kinh tế Mỹ đã thoát khỏi tình cảnh “rơi tự do”, tình hình từng bước được cải thiện rõ rệt. Chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế của Nhà Trắng - bà Christina Romer tin rằng, trong mức tăng trưởng hồi quý ba của Mỹ, gói kích thích kinh tế 787 tỷ USD đã có công lớn, nó đã mang đến cho con số tăng trưởng kinh tế Mỹ những đóng góp đáng kể.

Tuy nhiên, những gói kích thích kinh tế này của Chính phủ Mỹ lại diễn ra nhanh chóng và cũng tiềm ẩn nguy cơ của một cuộc khủng hoảng mới, bởi Chính phủ Mỹ không thể đảm bảo và duy trì được hình thức đầu tư cao này, đặc biệt là đối với một kinh tế “nợ nần chồng chất” như nước Mỹ. Bởi vậy, nếu như không để nền kinh tế Mỹ dưới sự quản thúc có hiệu quả của Chính phủ thì khủng hoảng của nền kinh tế lớn này sẽ không thể kết thúc.

Quan điểm này có thể nhìn thấy rõ hơn từ thị trường ô tô và thị trường nhà đất của Mỹ. Thu lợi từ kế hoạch “hỗ trợ tiền mua xe mới” của Chính phủ, thị trường ô tô của Mỹ vẫn lộ ra những bất cập. Theo các số liệu được công bố bởi bộ Thương mại Mỹ, trong quý ba năm nay, lượng tiêu thụ ô tô đã đóng góp 1,66% điểm cho GDP của Mỹ. Nhưng sau khi kết thúc kế hoạch này, vào tháng chín năm nay lượng tiêu thụ ô tô đã tiêu thụ trong tháng chín của Mỹ giảm 35% so với hồi tháng tám.

Chuyên gia kinh tế trưởng Ethan Harris của Bank of America tin rằng, những chính sách kích thích của Chính phủ Mỹ là cần thiết trong cơn bão tố khủng hoảng, nhưng nếu chỉ dựa hoàn toàn vào các chính sách này thì nền kinh tế cũng không thể phục hồi. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, vấn đề lớn nhất đối với kinh tế Mỹ hiện nay đó là sự mất cân bằng của nền kinh tế. Đứng trước cục diện này có thể quý bốn năm nay kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng thấp hơn hồi quý ba.

Hiện tại, còn tồn tại rất nhiều vấn đề với kinh tế Mỹ, đặc biệt là biện pháp giải quyết về con số thâm hụt ngân sách của Mỹ vẫn chưa được giải quyết hiệu quả, vì vậy mà kinh tế Mỹ có thể sẽ bước vào một cuộc khủng hoảng mới.

Là nền kinh tế lớn nhất thế giới và là nước có đơn vị tiền tệ dự trữ hàng đầu toàn cầu nên những ảnh hưởng của kinh tế Mỹ đối với xu hướng và các chính sách kinh tế toàn cầu là rất lớn. Những chuyển biến tốt của kinh tế Mỹ trong quý ba là một thông tin tốt lành đối với kinh tế toàn cầu, có tác dụng cho quá trình khôi phục của các nền kinh tế khác. Nhưng những khó khăn với nền kinh tế lớn này vẫn còn chồng chất, tạo thành những đe dọa mới "khó lường" cho kinh tế Mỹ và quá trình khôi phục của kinh tế toàn cầu.

28 tháng 10, 2009

Tổng hợp tin kinh tế thế giới 28-10

Gần đây, các cuộc dư luận xoay quanh việc tăng giá đồng USD lại một lần nữa gây xôn xao, sự mất giá liên tục của đồng USD từ góc độ thị trường đang không ngừng gia tăng áp lực đến đồng NDT.

Nasdaq, S&P 500 “đỏ lửa”; Dow Jones "lại tăng nhẹ"

Làn sóng xả hàng ồ ạt đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng, công nghệ và bán lẻ cũng sự sụt giảm lòng tin người tiêu dùng đã nhấn chìm chỉ số Nasdaq và S&P 500 trong phiên giao dịch ngày Thứ Ba 27/10. Trong khi đó, Dow Jones lội ngược dòng thành công nhờ sự tăng giá của nhóm cổ phiếu ngành năng lượng.

Nguồn: CNN

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng nhẹ 14.21 điểm (0.14%) lên 9,882.17 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 3.54 điểm (0.33%) xuống 1,063.41 điểm. Chỉ số Nasdaq rớt mạnh 25.76 điểm (1.20%) lùi về mức 2,116.09 điểm.

Bản báo cáo khả quan hơn mong đợi về thị trường nhà đất và lực cầu mạnh trong phiên đấu giá trái phiếu Chính phủ gần đây nhất cũng không thể giúp thị trường đứng vững.

Giá USD và hàng hóa tiếp tục trở thành tiêu điểm trong ngày Thứ Ba. Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng căn cứ vào các số liệu kinh tế được công bố cùng ngày.

Cổ phiếu ngành năng lượng tăng giá mạnh nhất khi giới đầu tư phản ứng tích cực trước một số báo cáo tài chính của các đại gia trong ngành và tác động từ đồng USD.

Theo đó, đại gia dầu mỏ BP của Châu Âu công bố doanh thu và lợi nhuận suy giảm nhưng lại khả quan hơn dự đoán của các nhà phân tích. Nhà lọc dầu lớn nhất Mỹ Valero cho biết hãng làm ăn thua lỗ trong quý 3 do nhu cầu nhiên liệu sụt giảm trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn yếu ớt.

Tuy nhiên, rất nhiều cổ phiếu lại tăng giá, trong đó có Chevron và Exxon Mobil. Bất chấp diễn biến đan xen của đồng USD, giá cả hàng hóa thô vẫn gia tăng.

Các thông tin kinh tế được công bố trong ngày không hề ủng hộ thị trường. Lòng tin người tiêu dùng Tháng 10 sụt giảm mạnh từ mức đã điều chỉnh trong Tháng 9 là 53.4 điểm xuống 47.7 điểm. Qua đó cho thấy tác động rõ rệt từ tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng và mức độ giàu có tại các hộ gia đình đang dần co lại. Trước đó các nhà kinh tế của Briefing.com dự đoán chỉ số này sẽ tăng lên mức 53.5 điểm.

Giá nhà Tháng 8 tăng 1.2% sau khi tiến thêm 1.6% trong Tháng 7 đồng thời đánh dấu tháng đi lên thứ tư liên tiếp. So với cùng kỳ năm ngoái, giá nhà giảm 11.3% nhưng vẫn khả quan hơn so với dự đoán sụt giảm 11.9% của các nhà kinh tế.

Trở lại với mùa lợi nhuận, cho đến thời điểm này đã có 230 công ty thành viên S&P 500 (tức chiếm 46%) đã công bố kết quả kinh doanh. Theo số liệu mới nhất của Reuters, tổng lợi nhuận giảm 18.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Được biết phần lớn các kết quả đều khả quan, trong đó 80% vượt kỳ vọng, 6% đúng như dự đoán và chỉ 13% thấp hơn mong đợi của thị trường.

Lợi tức trái phiếu kho bạc giảm từ 3.55% xuống 3.47%, đồng USD tăng so với đồng EUR nhưng lại giảm so với đồng JPY.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao Tháng 12 tại thị trường New York tăng 87 cent lên 79.55 USD/thùng. Giá vàng COMEX giao Tháng 12 giảm 7.40 USD/oz xuống 1,035.40 USD/oz.

Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Á-Âu diễn biến ngược chiều. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0.2%, chỉ số CAC 40 của Pháp gần như không đổi, chỉ số DAX của Đức mất 0.1%. Chứng khoán Châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch cùng ngày.


Nga – Trung – Ấn tiến hành các đối thoại tại Bangalore

Hãng AFP đưa tin, các ngoại trưởng của Ấn Độ, Trung Quốc và Nga hôm 27/10 đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên tại Bangalore (Ấn Độ) nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các đại gia thị trường mới nổi.

Tập đoàn tài chính ING chia tách thành các công ty riêng

Tập đoàn dịch vụ tài chính ING của Hà Lan đã thông báo sẽ chia tách thành các công ty riêng rẽ, tách rời các bộ phận bảo hiểm và ngân hàng của họ.

Sau khi chia tách, ING lên kế hoạch bán bộ phận bảo hiểm. Họ sẽ bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư hiện tại để có thể trả một nửa trong số khoản hỗ trợ trị giá 10 tỷ Euro của chính phủ Hà Lan. Tập đoàn này nhận hỗ trợ tiền mặt của chính phủ từ tháng 10/2008, không lâu trước khi thông báo mức thua lỗ đầu tiên do hậu quả của khủng hoảng tín dụng.

Trở lại những vấn đề thiết yếu

Ông Jan Hommen - Giám đốc điều hành của tập đoàn cho biết, các giải pháp này sẽ đưa ra một kế hoạch rõ ràng cho việc giải quyết những bất ổn mà cuộc khủng hoảng tài chính gây ra.

Để nhận được sự phê chuẩn của Ủy ban châu Âu cho chương trình tái cấu trúc ING cần phải bán cánh tay phải ING Direct USA -bộ phận ngân hàng trực tuyến tại Mỹ tới năm 2013. Đó là bước mới nhất trong chương trình “trở lại những vấn đề thiết yếu” của ING vốn dẫn tới hậu quả cắt giảm 10,800 việc làm cho tới nay.

ING cũng cho biết họ hi vọng thông báo mức lợi nhuận quý III với 750 triệu Euro, tăng từ mức thua lỗ 568 triệu Euro của cùng kỳ năm trước.

Tiền lãi phát sinh

Ngoài khoản đầu tư trực tiếp 10 tỷ Euro, ING cũng đã hưởng lợi từ một giao dịch trong tháng 1 khi chính phủ Hà Lan đảm nhiệm 80% danh mục cho vay ký trả thế chấp. Chính phủ đã trả 90% mệnh giá cho tài sản không có thật mà tại thời điểm đó được coi là một giao dịch lớn hơn giá trị xứng đáng của nó.

ING dự kiến tăng 7.5 tỷ Euro từ doanh thu cổ phiếu, trong đó, khoảng 5.9 tỷ Euro sẽ được trả một nửa cho khoản đầu tư trực tiếp của chính phủ cùng với lãi cộng thêm và các khoản lãi khác. Theo chỉ thị của Ủy ban châu Âu, 1.3 tỷ Euro nữa sẽ trả cho chính phủ như một khoản lãi thêm cho giao dịch được thực hiện trong tháng 1.



Kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,8% năm 2010

Theo Viện nghiên cứu kinh tế-xã hội quốc gia Anh (NIESR), năm 2009 kinh tế toàn cầu sẽ giảm 1,1%, nhưng đến năm 2010 kinh tế thế giới được dự kiến sẽ quay về mức tăng trưởng 2,8%.

Mexico: Taxi dành riêng cho phái nữ được đưa vào sử dụng

Vừa qua, tại thành phố Puebla của Mexico, những chiếc xe taxi thiết kế dành riêng cho những nữ taxi và phục vụ chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và người già đã được đưa vào sử dụng. Với những chiếc xe này, hành khách sẽ cảm thấy an toàn hơn khi sử dụng phương tiện công cộng này.

Tân chính phủ Đức vạch kế hoạch khôi phục kinh tế

Chính phủ liên minh trung hữu mới của Thủ tướng Đức Angela Merkel vào ngày mai (28/10) sẽ chính thức nhậm chức, khi đó chính quyền bà Merkel sẽ công bố kế hoạch chính sách mới, dự định sẽ thông qua việc chi tiêu ngân sách quy mô lớn, hỗ trợ khôi phục nền lớn nhất châu Âu đang trên đà hồi phục yếu ớt này.

Chính phủ Anh cần cấm các ngân hàng bán lẻ chi thưởng những khoản tiền mặt lớn

Theo người phát ngôn về tài chính của phe Bảo thủ, đảng đối lập của Anh, các ngân hàng bán lẻ tại nước này đang chi thưởng những khoản tiền mặt lớn. Theo ông cần cấm các ngân trả thưởng bằng tiền mặt với giá trị lớn.

McDonalds sẽ đóng cửa hoạt động kinh doanh tại Ai-xơ-len

Tập đoàn McDonald’s sẽ đóng cửa hoạt động kinh doanh tại Ai-xơ-len do việc duy trì hoạt động doanh tại đây quá đắt đỏ sau khi đất nước này lâm vào khủng hoảng kinh tế.

Trung Quốc: Lượng đồng tinh chế nhập khẩu trong T9/2009 tăng 29%

Cục thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết, lượng đồng tinh chế nhập khẩu tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới đã tăng lần đầu tiên trong tháng 9 vừa qua.

Mỹ: Thượng nghị sỹ Harry Reid xúc tiến cuộc bỏ phiếu về lựa chọn công trong chương trình cải cách y tế

Mới đây ông Harry Reid lãnh đạo phe đa số Thượng viện đã có một số cải cách về lựa chọn bảo hiểm y tế công trong đề xuất cải cách y tế, theo đó các bang có thể quyết định việc tham gia hay không tham gia.

Tây Ban Nha: Công đoàn công nhân hãng Opel đồng ý với quyết định cắt giảm việc làm của Magna

Cuối cùng thì công đoàn công nhân của nhà máy tại Đông Bắc Tây Ban Nha đã đồng ý với phương án cắt giảm việc làm của Magna để tránh khỏi bị đóng cửa nhà máy.

Âu – Mỹ gây sức ép còn Nga lại ủng hộ đồng NDT

Gần đây, các cuộc dư luận xoay quanh việc tăng giá đồng USD lại một lần nữa gây xôn xao, sự mất giá liên tục của đồng USD từ góc độ thị trường đang không ngừng gia tăng áp lực đến đồng NDT.

Đức: Niềm tin tiêu dùng trong T10/2009 bất ngờ sụt giảm

Theo GfK AG - một trong những công ty nghiên cứu thị trường lớn nhất thế giới, chỉ số đo lường niềm tin tiêu dùng tại Đức đã bất ngờ sụt giảm trong tháng 10. Nguyên nhân là do những quan ngại về tình trạng giá năng lượng và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Niềm tin kinh doanh Úc quý 3 tăng lên

Niềm tin kinh doanh Úc tăng lên trong quý 3 do các công ty báo cáo hoạt động kinh doanh, lợi nhuận và các đơn đặt hàng tăng lên.

Vấn đề tiền lương của Mỹ có thể “trị tận gốc”?

Theo như quy định mới về vấn đề tiền lương của chính phủ Mỹ, trong các doanh nghiệp nhận được trợ cấp của Chính phủ, mức lương bằng tiền mặt của các quan chức cấp cao sẽ bị giảm đi 90%, những khoản hoa hồng tiền thưởng sẽ phải giảm đi một nửa.
Những hạn chế triệt để này được áp dụng đối với International Group (AIG), Citigroup, Bank of America, GM, Chrysler, công ty tài chính của Chrysler và công ty tài chính của GM. Wall Street Journal trích dẫn lời nhận định của một giám đốc điều hành cho hay, phương án này đã gây sốc cho họ, mức giảm lần này còn nhiều hơn rất nhiều so với mức dự kiến ban đầu.

Mặc dù đã có lời chỉ trích của giới phân tích về sự can thiệp sâu của Chính phủ Mỹ vào nền kinh tế nhưng đối với người dân Mỹ thì đây lại là một thông tin tốt, lành. Nhiều ý kiến thậm chí còn cho rằng, mức độ can thiệp này của chính sách này vẫn là chưa đủ bởi con số tiền lương và thưởng cao vẫn bị lọt lưới bởi những kẽ hở.

Thái độ của những nhà phân tích và thái độ của công chúng Mỹ là không đồng nhất nhau, điều này có liên quan mật thiết đến những xung đột về mức lương cao của giới quan chức trong các cơ quan tài chính Mỹ. Những khoản tiền cứu trợ của Chính phủ này được các cơ quan tài chính dùng nhiều cho các chính sách về lương và thưởng nhiều, trong khi những khoản tiền này được lấy từ các khoản đóng thuế của người dân. Có thể nói những khoản tiền nộp thuế của người dân đang bị đẩy lên những nguy hiểm.

Trên thực tế, trước khi bùng nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính, con số lương thưởng cao ở mức "trên trời" của các nhà "tài phiệt" phố Wall đã nhận được rất nhiều sự chỉ trích. Nhưng từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ phố Wall này, khiến cho người Mỹ bị thiệt hại nặng nề, rất nhiều người dân bị sa thải, họ rơi vào tình cảnh thất nghiệp thậm chí bị mất nhà cửa, trong khi đó một số nhà tài chính lớn của phố Wall lại “vớ bẫm” từ khủng hoảng.

Nhưng với một tờ giấy có thể giải quyết tận gốc được vấn đề tiền lương của phố Wall hay không? Trên thực tế ở một mức độ nào đó, điều này cũng khó có thể thực hiện được. Nếu quan sát kỹ, chúng ta có thể nhận thấy, khi mức lương hạn chế thì phố Wall lại phải tăng mức tiền thưởng. Bởi mức thu nhập chủ yếu của người Mỹ là từ những khoản tiền thưởng cũng những khoản hoa hồng lớn.

Lấy Giám đốc Điều hành của AIG làm ví dụ, theo như phương án về mức lương mới, ông này sẽ nhận mức lương là 7.000.000 USD/năm, trong đó có 3.000.000 USD là tiền mặt và 4.000.000 USD là chứng khoán. Ngoài ra, ông còn nhận mức thưởng là 3.500.000 USD/năm, tính ra, hàng năm mức thu nhập của giám đốc điều hành AIG cũng vượt qua con số 10 triệu USD.

Trong một ví dụ khác, kể từ đầu năm nay, quỹ mức lương dành cho nhân viên của Goldman Sachs là 16,7 tỷ USD, trung bình, mỗi nhân viên của tập đoàn này nhận được hơn 500.000 USD. Goldman Sachs cũng là đơn vị nhận được tiền trợ cấp của Chính phủ, vụ việc này cũng không khiến cho tập đoàn này có một danh tiếng tốt.

Iran sẽ loại USD ra khỏi kho dự trữ ngoại tệ

THX đưa tin, theo tuyên bố của Chính phủ Iran, để bảo vệ lợi ích quốc gia, nước này sẽ hoàn toàn từ bỏ việc tích trữ đồng USD trong kho dự trữ ngoại hối của mình. Theo nhật báo Arab News, tổ chức Phát triển Thương mại Iran cho biết, kho dự trữ ngoại hối của Iran đã có những thay đổi đáng kể về cấu trúc, việc "khai trừ" đồng USD ra khỏi kho dự trữ ngoại hối của nước này là một kế hoạch đang được triển khai và thực hiện rất gay gắt.

Tổ chức này cũng cho hay, từ tháng 10/2007 cho đến nay, 85% thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ của Iran đều không được thanh toán bằng đồng USD, mà là dùng một đơn vị tiền tệ khác. Chính phủ Iran quyết định 15% kim ngạch thu được từ xuất khẩu dầu mỏ còn lại cũng sẽ dùng một đơn vị tiền tệ khác để thanh toán, thậm chí có thể dùng đến đồng Dirham của Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất (UAE)

Giới truyền thồng Iran cho hay, hiện tại Iran đang yêu cầu Nhật Bản dùng đồng Yên thay cho đồng USD khi thanh toán lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Iran. Ngoài ra, Iran cũng đang chuẩn bị kế hoạch cho việc thành lập cơ quan giao dịch trao đổi thương mại, cơ quan này có thể đưa ra những phương án nhằm tìm ra các đơn vị tiền tệ thay thế thích hợp cho đồng USD trong những giao dịch về dầu mỏ và khí đốt (như việc sử dụng đồng EURO).

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad phát biểu hồi trung tuần tháng Chín rằng, do điều chỉnh cơ cấu của dự trữ ngoại hối nên Iran đã thu được nhiều lợi thế và lợi ích rõ rệt.

Theo nhận định của tờ “The Independent” của Anh, bộ trưởng tài chính cũng như chủ tịch ngân hàng trung ương của các nước Vùng Vịnh, Nga và Pháp đang tiến hành những cuộc hội kiến thân mật, trong phiên họp chủ yếu thảo luận về vấn đề sử dụng đồng tiền khác thay thế cho USD trong các giao dịch về dầu mỏ, trong đó bao gồm đồng Yên Nhật, đồng EURO, vàng,… Theo như bài báo này, phía Mỹ cho rằng hành động này chỉ là một “âm mưu quốc tế” nhắm chống lại các lợi ích kinh tế của Mỹ mà thôi.

Nhật: Đồng USD mạnh nhất thế giới


Nhật: Đồng USD mạnh nhất thế giới

Trong buổi họp báo mới nhất, Bộ trưởng tài chính Nhật nhận xét: “Rõ ràng đồng USD vẫn mạnh nhất thế giới. Và như vậy tất nhiên Nhật sẽ vẫn duy trì dự trữ ngoại hối bằng một đồng tiền mạnh. Và việc này sẽ mang tính hỗ trợ với đồng USD.”

Nhật có dự trữ ngoại hối lớn thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc. Nhật không công bố chi tiết tuy nhiên phần lớn các chuyên gia trên thị trường tin rằng dự trữ của Nhật chủ yếu là USD.

Bộ trưởng Tài chính Nhật cho rằng không nên cố gắng làm yếu đồng nội tệ một cách giả tạo để tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên khẳng định ông cũng không nhất thiết ủng hộ đồng yên mạnh.

Từ tháng 3/2004 đến nay, Nhật đã không can thiệp vào thị trường ngoại hối, để đồng yên tự do biến động so với USD.

Từ khi nhậm chức vào tháng trước, ông đã vài lần nói rằng ông phản đối việc ngăn đồng yên tăng giá dù điều này đang ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp xuất khẩu.

Ông cho biết Nhật không loại bỏ khả năng bán đồng yên ra thị trường trong trường hợp bất thường.

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong 8 tháng so với đồng yên vào tháng trước, tỷ giá xuống dưới mức 89 yên/USD, đồng USD hiện đang chịu rất nhiều áp lực.

Dù vậy đồng USD đã tăng giá trở lại phần nào, đạt mức cao nhất trong 5 tuần là 92,33 yên/USD trong phiên giao dịch ngày thứ Ba.

26 tháng 10, 2009

Tham khảo chiến lược vàng của các tổ chức trong nước ngày 26/10/09

Tên
Tổ Chức

Xu hướng

Biên độ

Giao dịch

Dừng lỗ

Mục tiêu

Vanginfo.vn

1048-1065

Mua: trên 1049

1044

1059 và 1065

Phuongnam Bank

DongAbank

Eximbank

1053-1063

Mua 1053

1047

1063

Sacombank

1050-1064

Mua 1052

1049

1058

SCBank

1045-1065

Mua 1055

1049

1062


Bản tin tư vấn hị trường tiền tệ Eximbank Ngày 26/10/2009


Thông Tin Về Thị Trường
Giá USD NHNN17.005 (giảm 1đ)
Giá USD Eximbank17.855– 17.855 – 17.855
Giá vàng Eximbank2.386.000 – 2.391.000
Giá vàng thị trường tự do2.385.000 – 2.390.000
Giá dầu thị trường Nymex – Mỹ79.88USD/thùng

BÁO CÁO LỢI NHUẬN HỖ TRỢ ĐỒNG USD TĂNG GIÁ

Các chỉ số chứng khoán Mỹ đã không thể tiếp tục duy trì ở mức cao sau khi đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần đẩy đồng USD tăng giá mạnh. Giới đầu tư bắt đầu cảm thấy bất ổn đặc biệt là khi cuộc họp bàn lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ đang dần đến gần. Sau khi có những phát biểu về việc giới ngân hàng đang có kế hoạch khôi phục lại hệ thống cạnh tranh trong khu vực dịch vụ tài chính thì Bernanke cho rằng những yêu cầu về khối lượng vốn lớn hơn có thể sẽ là một khả năng được đề cập trong các cuộc bàn luận này. Bên cạnh đó thái độ hoài nghi về con số thật sự của các báo cáo lợi nhuận của các doanh nghiệp tại Mỹ cũng đang góp phần khiến giới đầu tư tìm đến đồng bạc xanh. Mặc dù trong thời gian qua phần lớn những báo cáo lợi nhuận đều được công bố tốt hơn mức mong đợi của thị trường nhưng lợi nhuận trong mỗi cổ phần đã giảm mạnh kể từ năm 2008.

Những dữ liệu kinh tế được công bố từ Mỹ tương đối khả quan nhưng đã không thể lấn át các báo cáo bi quan từ Microsoft. Là một trong những tập đoàn có đóng góp lớn cho nền kinh tế cho nên con số về lợi nhuận thấp hơn nhiều so với mức mong đợi của doanh nghiệp này đã khiến cho giới đầu tư tỏ ra lo ngại bất chấp doanh số nhà cũ được công bố tốt hơn nhiều so với mức mong đợi của thị trường. Doanh số nhà cũ đã tăng hơn so với kỳ trước là 480 000 căn. Mặc dù trong thời gian gần đây diễn biến của thị trường lao động đang có những chuyển biến thất thường nhưng chúng đã không nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thị trường nhà đất. Hơn nữa những chính sách hỗ trợ thị trường nhà đất của chính phủ dường như đang phát huy tác dụng khi khuyến khích ngày càng nhiều người mua nhà. Những con số khả quan từ thị trường này đã và đang có những tác động tích cực đến đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên cũng có lý do cho giới đầu tư lo ngại về sự phục hồi này các chuyên gia phân tích cho rằng sự phục hồi của thị trường nhà đất trong kỳ trước chủ yếu do những tác động tích cực từ chính sách hỗ trợ người mua nhà trực tiếp của chính phủ. Chương trình hỗ trợ 8000 USD cho những hộ mua nhà đầu tư đã kết thúc có thể sẽ khiến thị trường này trở nên đóng băng.

Niềm tin tiêu dùng, đơn hàng lâu bền, doanh số nhà mới, GDP là những dữ liệu kinh tế đáng chú ý trong tuần này. Những diễn biến tích cực trong thời gian gần đây đã khiến cho giới đầu tư có những nhận định tương đối khả quan trước khi đón nhận những con số này. Hôm nay không có bất kỳ thông tin kinh tế quan trọng nào được công bố từ Mỹ. Những diễn biến trong phiên giao dịch cuối tuần trước đang được kỳ vọng sẽ tái diễn trong phiên giao dịch hôm nay.

TIẾP TỤC MỘT TUẦN ĐIỀU CHỈNH CỦA EUR

Đúng như những kỳ vọng điều chỉnh của EUR – Index trong ngày thứ sau vừa qua của chúng tôi, phiên giao dịch cuối tuần, tỷ giá EUR/USD giảm 26 pip từ 1.5033 xuống đóng cửa ở 1.5007. Như vậy, dù đã có tín hiệu điều chỉnh nhưng EUR vẫn đang duy trì trên mức 1.50 $. Đây là một trong những mức cản tâm lý quan trọng trong vòng 14 tháng qua. Ngày hôm nay, kỳ vọng trong thay đổi môi trường tiêu dùng của Đức và phát biểu của thành viên MPC sẽ là những thông tin dẫn dắt thị trường và sự biến động của đồng EUR. Liệu rằng EUR/USD có phá được ngưỡng quan trọng 1.50$. Dựa trên phân tích cơ bản và góc nhìn từ phân tích kỹ thuật, những chỉ báo cho thấy, chúng ta có thể kỳ vọng cho một xu hướng tiếp tục điều chỉnh của EUR trong tuần.

GIÁ VÀNG VẪN DAO ĐỘNG TRONG BIÊN ĐỘ 1047 - 1067

Giá vàng đã có những diễn biến vô cùng thất thường trong phiên giao dịch cuối tuần khi đón nhận những thông tin trái ngược nhau. Giá vàng bắt đầu biến động bằng việc tăng mạnh lên quanh mức 1067 USD/oz khi doanh số nhà cũ được công bố cao hơn nhiều so với mức mong đợi của thị trường (5.57M so với 5.37M). Doanh số nhà cũ khả quan kích thích giới đầu tư tiếp tục rời bỏ đồng USD để chuyển sang những kênh đầu tư có tỷ xuất sinh lợi cao hơn. Điều này đã khiến cho các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng điểm và thị trường vàng cũng hồi phục sau khi liên tục ngụp lặn trong phiên giao dịch trên thị trường châu Âu. Tuy nhiên đà tăng giá này phải gánh chịu nhiều áp lực khi báo cáo lợi nhuận không khả quan từ Microsoft. Điều này đã khiến cho giới đầu tư nhanh chóng đổ bộ vào đồng USD khiến cho các chỉ số chứng khoán Mỹ nhanh chóng mất điểm và khiến cho giá vàng tiếp cận vùng hỗ trợ 1050 USD/oz. Trên thị trường chứng khoán kết thúc phiên giao dịch, Chỉ số S&P 500 hạ 1,2% xuống 1.079,6 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 0,7% trong tuần này sau khi đóng cửa ở mức cao nhất trong 1 năm vào ngày 19/10. Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 109,13 điểm tương đương 1,1% xuống mức 9.972,18 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 0,5% xuống mức 2.154,47 điểm. Hôm nay không có nhiều thông tin kinh tế được công bố từ thị trường Mỹ có thể sẽ khiến cho giá vàng chưa thể bứt phá khỏi vùng điều chỉnh 1047 – 1067.

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
Tiền tệTrạng tháiMục tiêuDừng lỗ
MuaBán
Vàng1053.00 1063.001047.00
EUR1.5000 1.51001.4950
GBP1.6250 1.63501.6200
AUD0.9200 0.93000.9150
JPY 91.5092.5091.00
Ngoại tệBiên độ giao dịch
Hôm trướcDự báo hôm nay
Vàng1049.85 – 1067.301053.00 – 1063.00
EUR1.4983 – 1.50571.5000 – 1.5100
GBP1.6297 – 1.66911.6250 – 1.6350
AUD0.9196 – 0.92920.9200 – 0.9300
CAD1.0445 – 1.05421.0450 – 1.0550
JPY91.62 – 92.1291.50 – 92.50

(Các tư vấn trên chỉ mang tính tham khảo và mang tính thời điểm)